| Hotline: 0983.970.780

Qua miền đất thiêng liêng tươi đẹp

Chủ Nhật 30/09/2012 , 10:13 (GMT+7)

Đến Tuyên Quang những ngày này, khắp nơi đang sống trong khí thế từng bừng của “ngày hội lớn”.

Tham dự Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc, lần thứ VIII, năm 2012, diễn ra từ ngày 27 đến 30/9/2012, tại tỉnh Tuyên Quang, du khách không chỉ được thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc các vùng, miền do nghệ nhân người dân tộc tiểu số trình diễn, mà còn được thăm quan các khu du lịch nổi tiếng trong vùng Đông Bắc.

Cũng qua những ngày diễn ra Ngày hội đã giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước tiềm năng văn hóa, thể thao và du lịch, phát huy giá trị di sản văn hóa các vùng, miền trong khu vực Đông Bắc.  

Đến Tuyên Quang những ngày này, khắp nơi đang sống trong khí thế từng bừng của “ngày hội lớn”. Ông Nguyễn Minh Đức - khách du lịch đến từ Hà Nội nhận xét: Tôi đã tham dự nhiều Ngày hội văn hóa của các địa phương, song tôi rất ấn tượng khi đến với Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc, lần thứ VIII. Đặc biệt, Lễ khai mạc tổ chức tối ngày 27/9, tại sân khấu nổi hồ công viên Tân Quang, được tổ chức thật ấn tượng, với 3 chương: Đông Bắc - đất thiêng; Hoa của núi rừng Đông Bắc; Đông Bắc - bài ca ngày mới… Ngoài ra, mặc dù khách du lịch đến tỉnh Tuyên Quang những ngày này tăng đột biến, các nhà nghỉ đều "cháy phòng" nhưng, nhưng các chủ cơ sở lưu trú vẫn không tăng giá so với ngày thường...  

Náo nức và ấn tượng nhất trong những ngày diễn ra Ngày hội là hoạt động Đêm hội đường phố, với chủ đề “Lung linh sắc màu đêm hội thành Tuyên” – một trong những hoạt động của Ngày hội. Bắt đầu từ 19 giờ, trên khắp các tuyến đường của thành phố Tuyên Quang cũng rộn ràng tiếng loa, tiếng trống của các đoàn rước mô hình. Các mô hình được các phường, tổ dân phố dựng mô phỏng các di tích lịch sử như: cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa và một số mô hình thể hiện niềm yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta như “Cánh chim hòa bình”, các mô hình về biển đảo Việt Nam.

Ngoài ra, các mô hình còn dựng lên từ những nhân vật trong truyện cổ tích, nhân vật lịch sử, nhân vật trong truyện viễn tưởng và cả những con vật gắn liền với văn hoá người Việt như: Thánh Gióng, Đám cưới chuột, con trâu... và được trang trí bằng ánh đèn điện rực rỡ các màu. Hoà trong các đoàn rước mô hình trình diễn trên đường phố, nhiều du khách tham dự Đêm hội cũng tự hoá trang với những chiếc mặt nạ truyền thống trở thành những nhân vật ngộ nghĩnh, gây cười như: Chú Tễu, thằng Bờm, Thị Nở.... tạo ra đêm hội thật tưng bừng ấn tượng.  

Tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng vùng Đông Bắc diễn ra tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang – một trong những hoạt động của Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc, lần thứ VIII, du khách đã được thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc mỗi vùng miền, do 300 nghệ nhân, diễn viên quần chúng của 8 tỉnh vùng Đông Bắc gồm: Tuyên Quang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc biểu diễn. Các tiết mục tham gia liên hoan đã kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.

Đặc biệt, tại Liên hoan du khách còn được “đắm mình” trong những tiết mục hát Then cổ của đồng bào dân tộc Tày, do các nghệ nhân người dân tộc thiểu số đến từ các tỉnh trong vùng Đông Bắc biểu diễn (hát Then vừa được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng ý về chủ trương với đề nghị của tỉnh Tuyên Quang về việc lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu hát Then của dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang và một số tỉnh khu vực Việt Bắc để đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại). 

Ngoài ra, trong Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc năm nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị phát triển du lịch Tuyên Quang và các tỉnh vùng Đông Bắc. Tại Hội nghị đã thống nhất các giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch trong vùng Đông Bắc thời gian tới như: Cần đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh trong vùng, trong đó tập trung vào các nội dung: giao lưu văn hoá du lịch, hội chợ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tham khảo chính sách, phổ biến những điển hình trong phát triển du lịch. Đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến nhằm thu hút các dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch nghĩ dưỡng có quy mô thích hợp, có kiến trúc hài hòa với môi trường, cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc nhà dân bản địa phương; tập trung phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo và đa dạng…

Tham dự Ngày hội du khách còn được thăm quan những địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong vùng như: Khu du lịch lịch sử và sinh thái Quốc gia Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) - Thủ đô kháng chiến; các di tích thuộc ATK (an toàn khu) Định Hoá (Thái Nguyên);  hồ Ba Bể (Bắc Kạn)- một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới; Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) - thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu...  

Ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định: Khu vực Đông Bắc - miền phên dậu - vùng đất thiêng luôn bảo vệ, chở che cho Tổ quốc Việt Nam. Nơi đây là căn cứ địa vững chắc của nhiều thời kỳ cách mạng với những chiến công hào hùng. Mỗi tên đất, tên bản làng đã đi vào lịch sử và mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Không những vậy, Đông Bắc còn là nơi hội tụ và kết tinh nhiều giá trị văn hóa lịch sử bất diệt từ quá khứ đến hiện đại.

Ngày hội là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các tỉnh gặp gỡ, giao lưu, học hỏi và giới thiệu những nét văn hóa, thể thao và du lịch truyền thống tốt đẹp, đặc sắc của mỗi dân tộc, phát huy giá trị di sản văn hóa của vùng Đông Bắc trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. Ngoài ra, Ngày hội còn là dịp để các đơn vị tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm, đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc trong khu vực về ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gắn công tác văn hóa, thể thao và du lịch với việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra… 

Còn bà Vũ Thị Bích Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, Trưởng ban tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc, lần thứ VIII, năm 2012, vui mừng cho biết: Ngày hội văn hóa "Qua miền đất thiêng liêng tươi đẹp" là dịp để tỉnh Tuyên Quang giới thiệu, tôn vinh và khẳng định truyền thống lịch sử, văn hóa, vị thế của quê hương cách mạng Tuyên Quang - Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô Kháng chiến, qua đó thúc đẩy ngành du lịch phát triển, với mục tiên phấn đấu trong năm nay toàn tỉnh sẽ đón 700 nghìn lượt khách du lịch, tổng doanh thu đạt trên 550 tỷ đồng; đến năm 2015, thu hút trên 1 triệu lượt khách du lịch./.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tăng hơn 20% điện năng cung cấp tháng cao điểm nắng nóng

Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định điều chỉnh tăng điện năng cung cấp 4 tháng mùa khô (4, 5, 6, 7) năm 2024 từ 109,183 tỷ kWh lên 111,468 tỷ kWh.