| Hotline: 0983.970.780

Quả mướp trị viêm xoang

Thứ Năm 19/05/2016 , 06:36 (GMT+7)

Người ta biết đến nhiều nhất là tác dụng trị viêm xoang của quả mướp. Theo đó, chỉ cần dùng quả mướp khô sắc nước uống liên tục trong 8 ngày, người bệnh sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt.

Mướp được nhân dân ta sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Mướp có nhiều loài khác nhau. Mướp ta, hay mướp thường (Luffa cylindrica (L.) Roem.), mướp hương (Luffa acutangula Roxb.). Theo Đông y, các bộ phận của cây mướp, như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc) đều là những vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.

Trong 100g quả mướp có chứa 95g nước, 0,9g protit, 0,1g lipit, 3g ghucit, 0,5g xeluloza, 28mg sắt, 160mcg betacaroen, vitamin B, C...

Lá mướp có vị ngọt, chua, mát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, chỉ khái, giải độc, chỉ huyết. Dùng trị ho cấp tính và mạn tính, nhiều đờm, đờm dính máu. Hằng ngày dùng 10 - 15g, sắc uống; hoặc lấy lá tươi, rửa sạch, thêm chút muối ăn, giã nát, vắt lấy nước uống, trị viêm họng, họng sưng đau. Còn có tác dụng trừ phù thũng, trị mụn nhọt sưng đỏ. Có thể lấy lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt hoặc lên vết thương để tiêu viêm, tiêu sưng.

Quả mướp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, lương huyết, giải độc. Dùng quả non, khi quả ra được khoảng 20 ngày, hái về thái mỏng, sao vàng, sắc uống có tác dụng trừ đờm, trị ho, hen, khó thở.

Rễ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, thanh trừ nội nhiệt, nhuận tràng, trị phế ung, viêm mũi, viêm xoang, ho, đau nửa đầu, viêm tuyến vú. Ngày 15-30g dưới dạng sao vàng, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Thân cây mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết thông lạc, thanh nhiệt giải độc. Sau khi thu hái, đem phơi khô, cắt thành từng đoạn 3-5cm, sao vàng, nghiền thành bột mịn uống với nước sôi để nguội, ngày 2-3 lần, mỗi lần 8-12g, có tác dụng thông mũi, trị bệnh viêm mũi mạn tính, viêm cuốn mũi.

Gốc cây mướp, sau khi rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống có tác dụng tiêu viêm. Trị viêm xoang, viêm mũi, mũi ngứa, chảy nước mũi, nước mũi có mùi hôi, tanh.

Xơ mướp vị ngọt tính bình, tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thanh nhiệt, hóa đàm, lợi thủy, tiêu thũng.

Như vậy theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc có thể dùng để trị rất nhiều bệnh như: Viêm xoang, viêm họng, đại tiện ra máu, đau nhức thần kinh… là những chứng bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nhờ cây quả mướp, hoa mướp đến xơ mướp, từ mướp tươi đến mướp khô đều có tác dụng trị bệnh mà không gây tác dụng phụ nào bởi tất cả các bộ phận của loại quả này từ xưa đã trở thành bài thuốc quý trong Đông y.

Người ta biết đến nhiều nhất là tác dụng trị viêm xoang của quả mướp. Theo đó, chỉ cần dùng quả mướp khô sắc nước uống liên tục trong 8 ngày, người bệnh sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt.

Đặc biệt là thân bò của cây mướp bị cắt sẽ tiết ra một thứ nước, thứ nước này trong sách Đông y có ghi, gọi là Thiên la thủy, nó là một loại thuốc đông y, nó có chứa chất chống lão hóa, và chất này có tác dụng làm đẹp cho da.

Và ngày nay ngành sản xuất mỹ phẩm đang hướng tới những nguồn nguyên liệu tự nhiên, không chứa chất hóa học thì loại nước mướp này rất được ưa chuộng, không đủ nguồn cung. Bởi phụ nữ trung niên có thể xóa dần các nếp nhăn trên da mặt bằng cách kiên trì dùng nhựa cây mướp bôi liên tục trong nhiều ngày. Đây là sáng tạo của một phụ nữ Nhật Bản. Bà đã áp dụng nó trong mấy chục năm liền và có làn da căng ngay cả ở tuổi 80.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất