| Hotline: 0983.970.780

Quả na chữa tiêu chảy, kiết lỵ

Thứ Ba 30/08/2016 , 13:15 (GMT+7)

Theo Đông y, quả na vị ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Quả xanh làm săn da, tiêu sưng. Quả na dùng chữa đi lỵ, tiết tinh, đái tháo, bệnh tiêu khát. 

1472101096bi-thuoc-dn-gin-chu-bch-benh-tu-qu-n-8153133158

 

Na, hay còn gọi là mãng cầu ta, mãng cầu dai hay giai (tên miền Nam gọi mãng cầu dai hay còn gọi là mãng cầu cấp). Ngày nay, loại quả vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe này đã được trồng phổ biến ở khắp thể giới. Na có 2 loại na dai và bở, na dai được ưa chuộng hơn bởi mùi thơm và vị ngọt sắc nổi bật hơn so với na bở.

Theo Đông y, quả na vị ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Quả xanh làm săn da, tiêu sưng. Quả na dùng chữa đi lỵ, tiết tinh, đái tháo, bệnh tiêu khát. Quả na điếc dùng trị mụn nhọt, đắp lên vú bị sưng.. Hạt na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Hạt thường được dùng diệt côn trùng, trừ chấy rận. Lá na dùng trị sốt rét cơn lâu ngày, mụn nhọt sưng tấy, ghẻ. Rễ và vỏ cây dùng trị ỉa chảy và trục giun.

Dưới đây xin nêu các phương thuốc từ cây na

* Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Quả na ương (hái lúc chín nửa chừng) chứa nhiều tanin, được dùng làm thuốc. Khi dùng, lấy 30g, thái nhỏ, bỏ hạt, sắc uống làm hai lần trong ngày. Hay lấy quả na điếc 20g đốt tồn tính, ngọn non cỏ lào 50g, gạo tẻ 30g, rang thật vàng; sắc uống làm 3 lần trong ngày.

* Dùng ngoài chữa nhọt ở vú: quả na điếc phơi thật khô, tán thành bột, hòa với giấm, bôi nhiều lần trong ngày. Hay 1 nắm lá na rửa sạch, giã nát cùng với lá bồ công anh, đắp chữa sưng vú.

* Hạt na: giã nhỏ, ngâm rượu, ngậm nhổ nước chữa đau nhức răng, nếu nước đặc ngâm quần áo diệt được rận. Hạt na có độc, không được dùng uống. Khi dùng ngoài, không để dung dịch hạt na bắn vào mắt.

* Lá na chữa mụn nhọt có mủ, đầu đinh: Một nắm rửa sạch, giã nát cùng với lá bồ công anh, lá ớt, lá táo, lá tử vi đắp vào mụn nhọt.

* Chữa sốt rét: Lá na 10 - 20g) rửa sạch, giã nát, thêm nước, vắt lấy nước đem phơi sương một đêm, rồi thêm ít rượu mà uống trước khi lên cơn sốt rét khoảng hai giờ. Dùng riêng hoặc phối hợp với ngải cứu (10g), thạch xương bồ (8g), sắc uống. Dùng 5 - 7 ngày. Hay lấy 50g rễ na, 30g rễ và lá cây ngâu rừng, 30g rễ xoan rừng sắc uống.

* Chữa bong gân, chạm thương, lấy lá na 20g, quả đu đủ xanh 10g, vôi tôi 5g, muối ăn 5g, tất cả giã nát, hơ nóng, đắp vào vùng tổn thương.

Chú ý: Hạt na có độc, không được uống. Nhưng nếu khi ăn quả na, sơ ý nuốt phải hạt thì không sao, vì hạt na có vỏ dày và rất cứng bao bọc, ngăn không cho nhân hạt tác dụng. Na có chứa lượng đường khá cao, nên ăn vừa phải để tránh thừa năng lượng gây nóng trong người.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm