| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 14/10/2015 , 08:23 (GMT+7)

08:23 - 14/10/2015

Quá tầng 18 là… bất lực

Những vụ cháy chung cư đã làm bộc lộ một điểm yếu “chết người” của lực lượng PCCC Hà Nội. Đó là, xe cứu hỏa của Hà Nội không thể vươn quá tầng thứ 18./ Cháy tầng hầm chung cư Xa La, nhiều người mắc kẹt

Vài hôm nay, tràn ngập trên các báo là thông tin về vụ cháy tòa chung cư CT4A khu đô thị Xa La (quận Hà Đông, TP Hà Nội), một tòa chung cư 34 tầng, đang có 1.200 hộ dân sinh sống, xảy ra vào 19 giờ ngày 11/10.

Hai ngày sau vụ cháy, cư dân trong tòa nhà vẫn chưa thể trở về nhà, cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn: Mất điện, mất nước, khói bám đem kịt trong các căn hộ.

10 người cả dân lẫn chiến sỹ cảnh sát PCCC bị thương, hàng trăm xe máy bị thiêu rụi. Nhiều người khi chạy khỏi nhà không kịp mang theo tiền bạc hoặc những đồ dùng thiết yếu. Trước khi tòa nhà này bị cháy, thì tòa nhà HH4A Linh Đàm cũng bị cháy. Và trong mấy năm nay, hàng loạt chung cư của Hà Nội đã bị cháy.

Những vụ cháy chung cư đã làm bộc lộ một điểm yếu “chết người” của lực lượng PCCC Hà Nội. Đó là, xe cứu hỏa của Hà Nội không thể vươn quá tầng thứ 18. Hiện cả TP chỉ có 2 xe thang 36 m, 2 xe thang 56 m, tương đương với chiều cao của các tầng 16-18 trong các chung cư. Và những xe thang đó chỉ có nhiệm vụ là đưa chiến sỹ cảnh sát PCCC lên cao đưa người xuống.

Điều đó có nghĩa là nếu vụ cháy xảy ra ở tầng thứ 19 trở lên, thì người dân trên các tầng đó phải tự xoay xở. Mà đa số chung cư ở Hà Nội lại có số tầng từ trên 20 trở lên. Với phương tiện PCCC và cứu nạn hạn chế như vậy, thì theo quy định của pháp luật, tự công trình phải thiết kế hệ thống PCCC, hệ thống thoát nạn, để nếu có sự cố cháy nổ xảy ra, có thể sử dụng các hệ thống này để tự dập tắt được.

Thế nhưng các chủ đầu tư lại hầu như “quên” thiết kế các hệ thống này, hoặc có làm thì cũng rất qua loa. Một tầng nhà có hành lang dài năm sáu chục mét, mà chỉ có dăm ba cái bình chữa cháy mini, thì làm sao đối phó được với “giặc lửa” khi chúng bùng phát?

Theo một lãnh đạo của Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội, thì hiện trên toàn TP có tới 121 công trình chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC, trong đó 68 công trình không đảm bảo về kỹ thuật, thiết kế thi công hệ thống PCCC; 21 công trình không đảm bảo về giao thông, tiếp cận để PCCC; 58 công trình không bảo đảm về lối thoát nạn an toàn, và 51 công trình không đảm bảo việc ngăn cháy lan, nhưng vẫn cho người vào ở.

Ngay đối với tòa chung cư CT4A vừa bị cháy này, cũng mới chỉ có quyết định thẩm duyệt về PCCC, nhưng hệ thống PCCC chưa được nghiệm thu. Năm 2010, trong văn bản thẩm duyệt, Sở cảnh sát PCCC Hà Nội đã nhận thấy tòa nhà này còn thiếu hệ thống hút khói của toàn bộ tòa nhà, thiếu hệ thống tăng áp cầu thang thoát nạn.

Và Sở đã yêu cầu chủ đầu tư bổ sung những hạng mục đó. Thế nhưng chủ đầu tư tòa nhà này đã “thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn PCCC. Thay vào đó chỉ tập trung vào việc bán căn hộ. Những yêu cầu chúng tôi đưa ra không được đơn vị này thực hiện nghiêm túc, có biểu hiện chống đối”, lời vị lãnh đạo Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội.

Một câu hỏi được đặt ra là  Tại sao biết như vậy mà Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội vẫn đồng ý cho chủ đầu tư bán căn hộ, rồi đưa tới 1.200 hộ dân vào đó ở. Chỉ đến khi vụ cháy xảy ra rồi, thì mới nhắc đến?

Và nếu cứ tiếp diễn tình trạng này, thì cư dân trong các chung cư vẫn trong tình cảnh “sống ngày nào nơm nớp lo ngày ấy”.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm