| Hotline: 0983.970.780

Quà tặng "khủng"

Thứ Sáu 24/01/2014 , 09:41 (GMT+7)

Những ngày cận Tết Giáp Ngọ 2014, thị trường hàng hóa phục vụ nhu cầu vật chất, tinh thần của người dân TP.HCM mỗi lúc một nhộn nhịp hơn. Và, mặc dù kinh tế đang còn khó khăn, nhưng thị trường mặt hàng quà tặng cao cấp với giá “khủng” vẫn rất sôi động.

Những ngày cận Tết Giáp Ngọ 2014, thị trường hàng hóa phục vụ nhu cầu vật chất, tinh thần của người dân TP.HCM mỗi lúc một nhộn nhịp hơn. Và, mặc dù kinh tế đang còn khó khăn, nhưng thị trường mặt hàng quà tặng cao cấp với giá “khủng” vẫn rất sôi động.

NHỮNG MÓN QUÀ “KHỦNG”

Dạo một vòng các trung tâm thương mại (TTTM) cao cấp như Vincom, Parkson hay một số gian hàng trên đường Lê Lợi, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ... (Q.1), thấy trưng bày khá nhiều tác phẩm nghệ thuật, phong thủy mang biểu tượng của sức khỏe, may mắn và thịnh vượng như: ngựa bay, cá chép và hoa cát tường, cửu ngư quần hội, cá rồng… được làm bằng tay từ vàng thật, nhập khẩu từ Ý, Nhật, Thái Lan.


Tượng ngựa dát vàng có giá 15 triệu đồng

Các sản phẩm này có giá từ 4 đến cả trăm triệu đồng. Một nhân viên bán hàng tại TTTM Parkson cho biết, khách hàng đa số là các công ty lớn đặt tranh nghệ thuật bằng vàng làm quà tặng đối tác, khách hàng quan trọng với giá trị sản phẩm có khi lên đến vài trăm triệu. Ngoài ra, không ít “đại gia” cũng đặt mua để trang trí trong nhà mình.

Mang tính cạnh tranh và cũng được nhiều khách hàng chọn lựa là mặt hàng pha lê, thủy tinh. Hiện có nhiều sản phẩm mới làm quà tặng dịp Tết như: cây sung, cây mai… Mỗi cây có giá từ 10-20 triệu đồng, tùy kích cỡ.


Chiếc bình hoa Equus với hình 5 con ngựa, cao 38cm, nặng 13,8kg, do 7 nghệ nhân chế tác, chạm khắc thủ công từ 30kg pha lê. Chiếc bình có giá gần 1 tỷ đồng

Tại chợ An Đông (Q.5, TP.HCM), các cửa hàng phong thủy giới thiệu một số mẫu ngựa làm bằng gỗ hương, giá từ 1,5-5 triệu đồng/con. Một vài cửa hàng còn có bộ sản phẩm điêu khắc bát mã bằng gỗ sưa (dài khoảng 25cm), giá ngót hai chục triệu đồng.

Sản phẩm ngựa được làm bằng hợp kim dát vàng, composite phủ bạc nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc có giá dễ chịu hơn, nhưng cũng vài triệu đồng mới mua được.

Bình hoa, khay mứt, khay trái cây bằng pha lê dát vàng, bộ ấm tách, bộ bàn ăn bằng sứ dát vàng được nhập khẩu từ Tiệp Khắc với giá từ 10 - 40 triệu đồng cũng là những sản phẩm làm quà tặng thu hút không ít khách hàng. Khu vực hàng phong thủy có cây may mắn được kết bằng thạch anh có giá trên dưới 5 triệu đồng, tùy kích cỡ và màu sắc.

Năm nay thị trường còn có các sản phẩm sứ mỹ thuật cao cấp làm bằng tay được nhập từ Tây Ban Nha. Tại trung tâm thương mại Sài Gòn (Q.1, TP.HCM), một chú ngựa (cao khoảng 25cm) giá 15 triệu đồng. Sản phẩm “chiến mã hoàng gia”, “bốn ngựa kéo xe chở công chúa lọ lem”, được chế tác cực kỳ tinh xảo, có giá từ vài trăm triệu đến hơn một tỷ đồng. Tuy giá cao nhưng theo một nhân viên ở đây thì sản phẩm cũng đã được không ít doanh nghiệp đặt hàng.

“HÓT” TIỀN CỔ IN HÌNH NGỰA

Ngoài những món hàng cao cấp dành cho các “đại gia”, một sản phẩm khác cũng hút hàng không kém. Đó là những tờ tiền Việt cổ mệnh giá 50 đồng (phát hành tại miền Nam từ năm 1972), và tiền Mông Cổ, là 2 loại tiền có in hình con ngựa.

Anh Trần Văn Hùng, ở Bình Chánh, người chuyên sưu tầm và mua bán tiền cổ cho biết, để mua được số tiền này, anh phải lặn lội tìm kiếm từ nhiều nguồn với giá từ 70.000 đến 80.000 đồng/tờ. Những số có seri đẹp, giá khoảng 200.000 đồng.


Tờ tiền Việt cổ mệnh giá 50 đồng in hình ngựa được nhiều người tìm mua để lì xì tết

Anh Hùng cho biết, tùy mệnh giá, tiền Mông Cổ được bán từ 20.000 - 100.000 đồng mỗi tờ. Còn tiền 50 đồng Việt Nam có giá 80 - 200 ngàn đồng/tờ. Cá biệt, những tờ tiền có số seri đẹp như 68, 88, 79, 789… có thể giá đội lên nhiều lần tùy sự “kết” của khách.

“Tiền in hình ngựa trên thế giới có nhiều, nhưng tiền Mông Cổ và Việt Nam cổ được nhiều người yêu thích, giá vừa phải, nguồn cung cũng dồi dào. Trong 2 loại thì tiền Việt Nam được nhiều người chọn mua hơn, vì vừa là tiền xưa, hiếm và thế ngựa phi rất đẹp. Còn tiền Mông Cổ, hầu như mệnh giá nào cũng có hình ngựa nên không hiếm lắm”, anh Hùng nói.

Theo anh Hùng, năm nay, nhu cầu của khách về đồng tiền in hình ngựa cao gấp nhiều lần các loại tiền in hình con vật khác, anh không dám nhận đặt hàng từ tháng 10 âm lịch năm trước. Anh phân tích: “Tết năm Thìn, lượng khách hỏi mua tiền in hình rồng cũng rất nhiều, nhưng không nhiều như năm nay. Bên cạnh lí do năm nay là năm Ngọ, sản phẩm này còn hút khách vì ý nghĩa phong thủy. Ngựa là con vật khỏe mạnh, bền bỉ, trung thành, biểu tượng của sự bứt phá và thành công. Do đó, lì xì những tờ tiền in hình ngựa còn là lời chúc sức khỏe và sự thành đạt”.

Bên cạnh hai tờ tiền trên, năm nay, một số loại tiền như tờ một triệu USD (không có giá trị thanh toán), cũng được người tiêu dùng tìm mua nhiều, giá chỉ khoảng 60.000 đồng. Riêng loại 2 USD uncut (2 tờ tiền dính liền nhau) được chào bán từ 1,2 triệu trở lên. Loại 2 USD ở cuối dãy số seri là hình ngôi sao thay vì chữ cái hoặc những tờ in lỗi được bán giá vài trăm ngàn đến 3 triệu đồng mỗi tờ.

"Những loại này hiếm nên giá đắt hơn. Vì thế, không bán chạy bằng tiền Mông Cổ và tờ 50 đồng", anh Hùng nói.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm