| Hotline: 0983.970.780

Quá trình ra đời những 'quả na 4.0' đầu tiên ở Quảng Ninh

Thứ Năm 05/09/2019 , 13:15 (GMT+7)

Những quả na dai trong vụ 2019 ở Đông Triều, Quảng Ninh được dán mã QR, bọc xốp rồi xếp vào thùng các tông theo đúng quy cách trước khi đưa ra thị trường.

Đông Triều hiện có gần 900 ha trồng na, trong đó xã An Sinh chiếm khoảng 50% (484ha). Để tạo ra các nông sản sạch, từ năm 2018 đến nay, xã tích cực chuyển đổi diện tích trồng na truyền thống sang áp dụng quy trình VietGap.
Theo ông Hoàng Xuân Nam, Phó Chủ tịch UBND xã An Sinh, khi có sự đầu tư, hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, sản phẩm na của xã có năng suất cao hơn, mẫu mã đẹp, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và có giá bán cao hơn.
Áp dụng quy trình VietGap, từ phân bón, thuốc trừ sâu, gia đình anh đều có nhật ký ghi chép đầy đủ, nên việc truy xuất nguồn sản phẩm rất thuận lợi.
Như việc dùng phân bón, trước đây cứ bỏ mỗi gốc na 1 bao phân, để tự hoai mục ngấm vào đất nhưng theo quy trình Vietgap, phải đánh luống xung quanh gốc na, sau đó mới bón phân theo tỷ lệ, lấp đất.
Qua 2 năm thực hiện, cây na phát triển rất tốt, chất lượng quả na ngon, sạch. Giờ đây, nông dân xã không phải mang hàng hóa đi bán như trước, mà thương lái đến tận vườn mua hàng. Nhờ vậy, nông dân tăng thêm thu nhập.
Quy trình này không chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiệp truy xuất được nguồn gốc, mà còn giúp các hộ trồng na mở rộng thị trường tiêu thụ. Ông Nguyễn Minh Sơn ở xã An Sinh, Đông Triều có kinh nghiệm 17 năm trồng na đang làm chủ 1,2 ha thực hiện theo tiêu chuẩn VietGap.
Những quả na đến kỳ thu hoạch được cắt thủ công, giữ nguyên phần cuống và lá. Theo ông Sơn, trong những năm na đạt sản lượng cao, diện tích vườn 1,2 ha của gia đình phải cần đến 5-6 nhân công để thu hoạch cho kịp.
Sau 2 năm triển khai trên 100 ha ở Đông Triều, lứa na năm 2019 bắt đầu được dán tem có mã QR truy xuất nguồn gốc.
Thương hiệu Na dai Đông Triều được đầu tư giúp người nông dân có thể tiếp cận các khách hàng khó tính hơn và đảm bảo quá trình xuất khẩu đi các nước thuận tiện hơn.
Theo tiêu chuẩn đóng gói, những quả na đạt chuẩn sẽ được bọc xốp, dãn nhãn có mã QR truy xuất và xếp vào thùng theo quy cách 10 kg trước khi dán nhãn.
Với những quả na này, chỉ cần dùng phần mềm quét mã QR của điện thoại, người tiêu dùng có thể dễ dàng truy được nguồn gốc của sản phẩm.
Kết quả quét mã QR của lứa na nhà ông Nguyễn Minh Sơn.
Bên cạnh các khu vưc đã sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, diện tích na còn lại của Đông Triều vẫn có khả năng tiêu thụ lớn. Đa số là các thương lái đến mua trực tiếp ngay tại vườn.
Những quả na này cũng được phân loại, xếp vào thùng xốp khoảng 30-35kg nhưng chỉ được lót bằng giấy báo và không có xốp bọc cùng tem dán mã QR.
Na loại này được các thương lái ở Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa tìm mua với số lượng lớn. Đa số trong đó được chuyển về chợ đầu mối hoa quả Long Biên ở Hà Nội.
Sau khi thu hoạch na chín, nông dân còn phải cắt tỉa cành để đảm bảo cho cây phát triển đều và tích tụ dinh dưỡng vào các quả còn xanh.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

'Bệnh kép' hại ớt

HẢI DƯƠNG Gọi là 'bệnh kép' bởi hơn tháng nay, một số ruộng ớt của nông dân huyện Nam Sách cùng lúc bị 2 loại bệnh gây hại với triệu chứng rất đặc trưng.

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất