| Hotline: 0983.970.780

Quái vật hồ Labynkyr lại xuất hiện trong một cái hồ ở vùng Siberia

Chủ Nhật 28/10/2018 , 13:15 (GMT+7)

Tháng 11/2016, cái gọi là “con quái vật Labynkyr” lại xuất hiện trong một cái hồ ở vùng Siberia xa xôi và hoang vắng của nước Nga. “Quái vật hồ Loch Ness” phiên bản Nga được cho là sống trong một cái hồ ở vùng hoang vắng.

Trong vòng bán kính 160km tính từ hồ sâu và thường xuyên đóng băng, không có dân cư sinh sống.
 

Cá hay thú?

Nhưng hướng dẫn viên du lịch kiêm nhà thám hiểm Andrey Solovyev, 32 tuổi, đã ở lại vùng lạnh giá nhất hành tinh này đã trải qua cả mùa đông với nhiệt độ luôn ở mức âm 50 độ C để tìm “quái vật hồ Labynkyr” và nói con quái thú đã phá hỏng lưới của anh.

15-03-20_2
Một góc hồ Labynkyr

Những câu chuyện về quái thú này đã tồn tại từ thế kỷ 19, và theo một số nhà khoa học, thiết bị định vị thủy âm (sonar) khi quét trên hồ Labynkyr đã mang lại hình ảnh của một sinh vật khổng lồ dưới đáy hồ.

Đã có nhiều người nói nhìn thấy quái thú trong nhiều năm qua và bây giờ thêm anh Solovyev. “Hai tuần trước, khi băng chưa hoàn toàn đông cứng, tôi thấy một con vật đen đen bơi ra khỏi hồ - nhưng tôi không thể nhận dạng nó”, anh nói với phóng viên Thời báo Siberia.

Người ta hỏi anh rằng liệu đó có phải là “con quái vật nổi tiếng” không, Solovyev bảo: “Rất có thể, nhưng tôi không chắc chắn”. Để trải qua mùa đông bên hồ Labynkyr dưới cái lạnh âm 50 độ C, Solovyev đánh cá qua các lỗ băng. Nơi này cách thủ đô Moscow khoảng 5.000km. “Hôm nọ, có những việc bất thường xảy đến, giống như hồi tháng Chín. Tôi đã thả những tay lưới rất khỏe, ấy vậy mà chúng vẫn bị xé rách toang đến mức khó tưởng tượng”, Solovyev nói.

15-03-20_3
Nhà thám hiểm Andrey Solovyev

“Lỗ bị rách có đường kính cực lớn. Chắc chắn không thể là một con cá, dù dữ tợn như cá chó, cắn rách được chiếc lưới này”.

Nhà địa chất học Viktor Tverdokhlebov đã nghiên cứu về con quái vật này từ thời Liên Xô. Ông viết: “Đã có đủ loại giả thuyết về con vật này: cá chó khổng lồ, một loài bò sát cổ xưa hay một loài động vật lưỡng cư”. “Chúng tôi không định chứng minh hay bác bỏ những giả thuyết này…. Chúng tôi tìm kiếm xương hàm hay xương cơ thể của một số loài động vật”.

Một bài phân tích trên tạp chí Itogi phân tích các dữ kiện và kết luận: “Căn cứ vào các câu chuyện kể, chúng tôi cho rằng con thú dài 9-10m, bề ngang từ 1,2-1,5m”.

“Hàm nó rất lớn, bằng 1/3 cơ thể, trông như một cái mỏ chim nhưng lại có rất nhiều răng, trên đầu có sừng”.

Người ta còn đồn rằng con thú sống trong một lối đi ngầm nối hồ Labynkyr với một hồ khác cách đó 32km, hồ Vorota. Mực nước của hai hồ tương đương nhau, ủng hộ giả thuyết này.

Ở vùng này của Siberia, có hơn 800.000 cái hồ, tuy nhiên chỉ hai hồ Labynkyr và Vorota gắn với các tin đồn về quái vật.
 

Vài giả thuyết

Một giả thuyết cho rằng hai hồ này là nơi sinh sống của một bầy thằn lằn cá, loài bò sát có từ thời tiền sử trông giống cá heo hay cá mập, hoặc là loài thằn lằn cổ rắn. Giả thuyết khác cho rằng đây là giống ca voi sát thủ cổ đại, bị mắc kẹt lại trong hồ Labynkyr.

Một số ghi chép thậm chí còn cho rằng sinh vật này phát ra những tiếng kêu ghê rợn khi tấn công con mồi.

Giáo sư ngành địa lý sinh vật, tiến sỹ Lyudmila Emeliyanova, thuộc Đại học Tổng hợp Moscow đã sử dụng thiết bị định vị thủy âm (sonar) ghi nhận “những vật thể cực lớn dưới nước”, trong một lần bà tới hồ Labynkyr.

15-03-20_1
Tiến sỹ Emeliyanova trong một lần tới hồ Labynkyr

“Là một nhà khoa học, tôi không thể trả lời ngay vật thể dưới nước là thứ gì”, bà nói. “Tôi tin rằng thông tin về một cái gì đó kỳ lạ đã lan truyền trong dân địa phương trong thời gian rất dài như thế, chắc không phải là vô căn cứ, và điều đó có nghĩa là có cái gì đó ngoài kia”, bà Emeliyanova nói thêm.

Trong một tháng đơn độc bên hồ Labynkyr, Solovyev thường xuyên gặp gấu nâu đi lang thang trên bờ hồ trong mấy hôm đầu. Sau chúng biến mất, bởi đã tới thời kỳ ngủ đông. Nhưng bọn sói thì ngày nào cũng lảng vảng. Nơi trú ngụ của Solovyev là một nhà gỗ đơn giản nhìn ra phía hồ Labynkyr phủ đầy băng. Ít khi có người đến đây du lịch, chỉ lâu lâu lại có các nhà nghiên cứu hoặc những người tò mò đến để chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của “quái vật Labynkyr”, khi mặt hồ đã đóng băng. Họ thường ở lại một, hai tuần.

Andrey Solovyev, quê ở tỉnh Voronezh, phía cực tây của nước Nga, lúc đó đã trải qua 103 ngày ở vùng Viễn Đông. Ngoài cá bắt dưới hồ, anh có thêm hành dại, đi hái và muối trước đó, nấm và dâu tây cũng được anh thu lượm trước khi trời chuyển qua thời tiết băng giá.

Liệu Solovyev có thực sự tin vào sự tồn tại của “quái vật Labynkyr”? “Tôi không khẳng định cái gì, nhưng tôi nghĩ có lẽ nó sống ở đây”, Andrey nói với một đại diện của Hiệp hội Địa lý Nga khi vị này tới vùng hồ Labynkyr để xem cuộc tìm kiếm của anh đã tiến triển tới đâu. “Và tôi đã có cơ hội để kiểm tra, xác thực các tin đồn. Nhưng tôi chưa gặp được con quái vật”, Andrey nói.

Hồ Labynkyr thuộc vùng Yakutia, là nơi lạnh giá nhất hành tinh có người sinh sống.

15-03-20_4
Ngôi nhà trông ra hồ mà Andrey Solovyev đã ở trong suốt mùa đông

Tiến sỹ Lyudmila Emeliyanova , người đã ghi lại hình ảnh dưới hồ Labynkyr bằng thiết bị thủy âm, kể tường tận cảm giác lúc phát hiện vật lạ: “Đó là ngày thứ tư, hay thứ năm. Chúng tôi bất thình lình nhận tín hiệu báo có vật thể rất lớn ngay dưới thuyền. Nó có kết cấu đồng nhất, to lớn, chắc chắn không phải cá và nó đang lơ lửng trong nước, không phải nằm dưới đáy”.

“Tôi rất ngạc nhiên, nhưng không sốc, cũng không sợ, bởi vì cuối cùng thì chúng tôi vẫn chưa thấy con vật. Chúng tôi mới chỉ ghi nhận có vật thể lạ dưới nước. Nhưng tôi có thể nói rõ rằng, ở thời điểm này, với tư cách nhà khoa học, tôi chưa thể đưa ra nhận định gì về vật thể đó”, bà Emeliyanova nói. Nhưng các tín hiệu lặp lại nhiều lần và bà Emeliyanova tin rằng có hơn một vật thể lạ trong dòng nước hồ Labynkyr.

 

(Kiến thức gia đình số 43)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất