| Hotline: 0983.970.780

“Quản” an toàn thực phẩm: Rút từ 5 xuống 3 Bộ

Thứ Tư 02/06/2010 , 10:02 (GMT+7)

Điểm mới trong dự thảo Luật ATTP trình QH sáng qua (1/6) là chỉ phân công trách nhiệm về quản lý ATTP cho 3 Bộ, gồm: Y tế, NN-PTNT, Công thương.

Chủ nhiệm Uỷ ban KHCN-MT Đặng Vũ Minh trình bày báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật ATTP

ATTP luôn là vấn đề nóng và là một trong 9 dự án luật sẽ được QH thông qua tại kỳ họp này. Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn kỳ họp trước: “Từ trang trại đến bàn ăn phải qua 5 Bộ. Bộ Y tế chỉ quản từ bếp ăn lên miệng người tiêu dùng”. Có ĐB đã ví von việc 5 Bộ chịu trách nhiệm ATTP như “nhiều vãi nhưng không ai đóng cửa chùa” (!)

Điểm mới trong dự thảo Luật ATTP trình QH sáng qua (1/6) là chỉ phân công trách nhiệm về quản lý ATTP cho 3 Bộ, gồm: Y tế, NN-PTNT, Công thương. Cụ thể, Bộ Y tế chịu trách nhiệm quy định về điều kiện chung đảm bảo ATTP đối với CSSX, kinh doanh thực phẩm; quản lý ATTP trong suốt quá trình SX, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, XNK, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.

Bộ NN-PTNT xây dựng, ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về ATTP thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Bộ NN-PTNT cũng có trách nhiệm quản lý ATTP đối với SX ban đầu (các mặt hàng nông lâm thủy sản và muối); quản lý ATTP trong suốt quá trình SX, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, XNK, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong; thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ…

Bộ Công thương chịu trách nhiệm ban hành chính sách, quy hoạch về chợ, siêu thị, quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm tại các chợ, siêu thị. Chủ trì việc phòng chống thực phẩm giả, gian dối thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm…

Thảo luận tại hội trường, các ĐB cho rằng, dự thảo luật đã nêu cụ thể hơn trách nhiệm của các Bộ, ngành chức năng có liên quan về ATTP, mà "nhạc trưởng" cũng đã giao cho Bộ Y tế. Song 3 Bộ quản lý ATTP là vẫn chồng chéo, khó có thể xử lý được vi phạm xảy ra. ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cho rằng, trong khi Bộ Y tế phải gánh trách nhiệm rất lớn là khám chữa bệnh, nay thêm việc quản lý ATTP là rất nặng. "Anh là "nhạc trưởng" mà nhận thêm trách nhiệm "kéo violon" và "thổi kèn" thì không thể làm được (?!)".

ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk): Bàn về ATTP tôi thấy vài chuyện mà chúng ta lo mãi vẫn chưa được, đó là rau an toàn. Tôi không đồng ý khái niệm "rau an toàn" và "rau sạch" vì đã là rau thì phải sạch, an toàn. Gần đây chương trình "Đuổi hình bắt chữ" trên tivi nêu hình ảnh đĩa cơm, rồi ném vào đó một nắm bụi và hỏi cơm gì đây, câu trả lời là "cơm bụi". Tôi không thể hiểu tại sao họ lại đưa ra hình ảnh phản cảm "cơm ăn với bụi" như vậy. "Cơm bụi" là cơm ở ngoài đường, không có nước nào bán cơm ngoài đường cả. Vì thế tôi đề nghị phải bỏ khái niệm "cơm bụi". 

Bộ Y tế đã chủ trì nhưng phải quản lý toàn bộ những sản phẩm trên thị trường mà đáng lẽ thuộc Bộ Công thương phải quản lý. Bộ Công thương chỉ quản lý gian lận thương mại, thực phẩm giả. Như thế là trùng nhiệm vụ với nhau. Trong luật còn dùng khái niệm "đoàn liên ngành" là không ổn. Đã "liên ngành" là "dung dăng dung dẻ" đi  kiểm tra nhưng chẳng giải quyết được gì. Khi về lại báo cáo với thủ trưởng cơ quan rồi mới xử lí được- ĐB Thuyết nói.

ĐB Phạm Thị Thanh Hương (Bình Định) cho rằng, luật quy định về thực phẩm chức năng lần đầu tiên lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả và công dụng sản phẩm. "Tôi đề nghị cần làm rõ "báo cáo thử nghiệm hiệu quả" là báo cáo như thế nào, đã được khẳng định khoa học chưa?". Còn theo ĐB Nguyễn Thị Hoa (Hà Nội) thì việc thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống thực hành nông nghiệp tốt GAP trong quá trình SX là không khả thi. Vì SXNN ở VN nhỏ lẻ, manh mún, trên 70% dân số là nông dân nên rất khó thực hiện quy định này.

Cuối buổi hội thảo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đăng đàn ghi nhận những ý kiến đóng góp tích cực của các ĐB. "Dự thảo luật này còn phải "gọt dũa" nhiều lần, đồng thời lấy ý kiến rộng rãi mới ban hành được"-ông Triệu chốt lại.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Bình luận mới nhất