| Hotline: 0983.970.780

Quản giáo dùng nhục hình gây chết phạm nhân

Thứ Năm 08/10/2009 , 11:15 (GMT+7)

Cho rằng phạm nhân lười lao động, quản giáo đã trói người này vào cột tre phơi nắng khiến nạn nhân tử vong.

Cho rằng phạm nhân lười lao động, quản giáo đã trói người này vào cột tre phơi nắng. Cục Điều tra VKSND tối cao vừa khởi tố vụ án dùng nhục hình làm phạm nhân chết ở trại giam Quyết Tiến, Tuyên Quang (thuộc Cục Quản lý trại giam, Bộ Công an).

Nạn nhân là phạm nhân Trương Văn Thọ, quê xã Yên Thạch, Phú Lương, Thái Nguyên đang thi hành bản án chín tháng tù về tội trộm cắp tài sản.

Vào cuối tháng 7/2009, trung úy Nguyễn Văn Xuân, quản giáo trại giam, cho một số phạm nhân đi lao động. Quản giáo chia ra hai tổ, một tổ đào đất, tổ kia chuyển gạch phơi khô đưa vào lò nung. Phạm nhân Thọ được phân công gánh gạch.

Sáng hôm ấy, mới làm được một lúc thì Thọ kêu mệt, xin nghỉ nhưng không được và Thọ chỉ làm cầm chừng. Hết buổi làm việc, phạm nhân bị tổ đánh giá là lười. Đầu giờ chiều, cả hai tổ tiếp tục làm việc và Thọ xin quản giáo cho nghỉ. Tuy nhiên, quản giáo Xuân cho rằng phạm nhân lười lao động, kỷ luật Thọ bằng cách phơi nắng.

Quản giáo yêu cầu một phạm nhân khác chôn cột tre giữa đám đất trống và trói quặt tay Thọ vào cột tre dưới cái nắng và nhiệt độ khoảng 36-37 độ. Chịu phạt được chừng 20 phút, phạm nhân xin đi làm trở lại. Tuy nhiên, gánh được vài chuyến gạch, anh ta lại kêu mệt, xin phép tổ trưởng cho nghỉ. Tổ trưởng nhóm gánh gạch báo cáo và quản giáo Xuân tiếp tục chỉ đạo trói Thọ vào cột... phơi nắng tiếp!

Buổi lao động kéo dài tới 3 giờ 30 chiều, Thọ được cởi trói. Trên đường cùng bạn tù về trại, Thọ không đi nổi, ngồi bệt xuống đường. Trung úy Xuân liền nhờ các phạm nhân khác đưa Thọ đến trạm xá của trại giam và hai bạn tù đã kéo lê Thọ trên đường. Đến nơi thì mọi việc đã quá muộn...

Giám định pháp y kết luận: Phạm nhân Trương Văn Thọ chết vì nhồi máu cơ tim cấp. Tuy nhiên, trong hồ sơ, không thấy nạn nhân có tiền sử bệnh tim mạch. Hồ sơ về sức khỏe của nạn nhân mà trại giam Quyết Tiến lập cũng có vấn đề. Bởi lẽ khi Thọ “xuất” khỏi trại giam của Công an Thái Nguyên để chuyển tới trại Quyết Tiến vào ngày 13/7, giấy khám ghi phạm nhân sức khỏe bình thường, nặng 52 kg. Chỉ một ngày sau, trong giấy nhập trại của Quyết Tiến lại ghi sức khỏe bình thường và cân nặng vọt lên 60 kg.

(Theo Pháp luật TP HCM)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm