| Hotline: 0983.970.780

Quản lý bệnh hại trên cây họ bầu bí

Thứ Tư 08/09/2010 , 16:32 (GMT+7)

Đây là loại cây trồng dùng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày do đó công tác quản lí sâu bệnh theo hướng VIETGAP cần được chú trọng.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với đời sống cộng đồng, vấn đề cần đặt ra là tiến đến một nền nông nghiệp bền vững theo hướng VIETGAP. Mô hình này đã áp dụng trên cây thanh long, rau cải… và được tiếp tục thực hiện đối với các cây thuộc họ bầu bí. Đây là loại cây trồng dùng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày do đó công tác quản lí sâu bệnh theo hướng VIETGAP cũng cần được thực hiện và chú trọng.

Cây họ bầu bí (bí xanh, bí đỏ, dưa leo, khổ qua, dưa hấu) rất mẫn cảm với bệnh giả sương mai và bệnh phấn trắng, các bệnh phát sinh từ đất như héo rũ do nấm, do vi khuẩn…và một số côn trùng thường gặp trên họ bầu bí như bọ trĩ, ruồi đục trái... Do đó chúng ta phải quản lý tốt các loại dịch hại này từ khâu đầu canh tác như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, chọn giống để hạn chế dịch hại không có cơ hội phát triển.

- Biện pháp vệ sinh đồng ruộng: Trước khi trồng cần thu gom và tiêu hủy tất cả tàn dư thực vật trên đồng ruộng, vì đây là những điểm tiềm ẩn có lợi cho dịch hại có cơ hội phát triển.

- Biện pháp canh tác: Có thể phủ bạt plastic, lưu ý để màu ánh bạc phía trên để ánh sáng mặt trời phản chiếu tốt hơn, xua đuổi được côn trùng. Cách này cũng hạn chế cỏ dại trên luống trồng, đồng thời chúng ta sẽ giảm được chi phí đầu tư thuốc cỏ, thuốc bảo vệ thực vật.

- Biện pháp chăm sóc phòng trừ dịch hại: Cần thường xuyên thăm ruộng và xử lý thuốc kịp thời, nếu chúng ta phát hiện dịch hại trễ thì rất khó khống chế đối tượng gây hại, lúc đó lượng thuốc sử dụng phải tăng, công phun thuốc tăng và có nghĩa là khả năng ô nhiễm môi trường sẽ tăng. Ví dụ đối với bọ trĩ làm cho cây bị chùn đọt, không vươn lóng, khi kiểm tra 5 lá từ đọt cây mà thấy có 2 con/1 lá thì phun thuốc trừ bọ trĩ ngay, ưu tiên sử dụng các thuốc có nguồn gốc sinh học như VIMATOX 1.9EC, VIBAMEC 1.8-3.6- 5.5 EC, VIMATRINE 0.6L…

* Đối với bệnh hại có thể lây lan qua không khí như phấn trắng (do nấm Erysiphe cichoracearum), bệnh giả sương mai (do nấm Pseudoperonospora cubensis) gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, nhưng thường biểu hiện rõ nhất là trên lá, trái. Với các bệnh này ta phải chọn thuốc đặc trị như VILAXYL 35BTN (liều lượng 20 – 24 g/8 lít nước). Lưu ý phun sương đều, nhất là mặt dưới lá.

* Đối với bệnh hại phát sinh chủ yếu từ đất như nấm hạch Rhizoctonia, Sclerotium… thì chúng ta có thể dùng thuốc sinh học chuyên phòng trừ bệnh này là VIVADAMY 3 - 5DD, khi phun thuốc phòng trừ bệnh này không cần phun sương trên tán lá mà cần phải phun từ phân nửa thân cây xuống đất thì hạn chế bệnh tốt hơn.

* Đối với bệnh do vi khuẩn: Lưu ý thăm vườn thường xuyên hơn từ khi cây ra hoa, đậu trái và vào những lúc thời tiết xấu mưa nhiều, khi phát hiện bệnh thì phun thuốc ngay và phải phun nhắc lại bằng thuốc đặc trị VISEN 20SC liều lượng khoảng 10- 20 ml/8 lít.

Ở những vườn có phủ bạt plastic thì khi xử lý thuốc để phòng trừ bệnh trong đất như nấm, vi khuẩn cũng cần lưu ý tưới nước thuốc vào đất, hiệu quả trừ bệnh sẽ cao giúp giảm được chi phí sử dụng thuốc rất nhiều. Trong thời gian trồng nếu công tác chăm sóc, sử dụng thuốc BVTV được ghi chép cẩn thận thì có thể rút ra được những kinh nghiệm thực tế rất hữu ích cho những vụ trồng sau.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Xử phạt 8 tàu thuyền vi phạm lĩnh vực thủy sản hơn 340 triệu đồng

Thừa Thiên - Huế Lực lượng chức năng tổ chức bắt giữ, xử lý 6 vụ với 8 phương tiện tàu thuyền, đồng thời ra quyết định xử lý vi phạm hành chính số tiền hơn 340 triệu đồng.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất