| Hotline: 0983.970.780

Quản lý chặt chẽ nguồn nước trên hệ thống thủy lợi An Trạch

Thứ Năm 06/06/2024 , 19:05 (GMT+7)

Các đơn vị liên quan cần theo dõi diễn biến xâm nhập mặn, chất lượng nguồn nước để chủ động điều chỉnh các giải pháp cấp nước cho cây trồng kịp thời, hiệu quả.

Theo kết quả giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi An Trạch phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, tuần qua, độ mặn quan trắc tại các vị trí trên nhánh sông Vu Gia có xu hướng tăng cao hơn so với tuần trước.

Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tiến hành lấy mẫu nước tại trạm bơm Túy Loan. Ảnh: PV.

Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tiến hành lấy mẫu nước tại trạm bơm Túy Loan. Ảnh: PV.

Nhiều vị trí vượt giới hạn quy định cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt như tại trạm bơm Miếu Ông, trạm bơm Túy Loan và thượng lưu nhà máy nước Cầu Đỏ đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của TP Đà Nẵng.

Kết quả tính toán của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên cho thấy, từ ngày 7 - 13/6, phần lớn các chỉ tiêu được dự báo tại các điểm quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên vẫn có một số thời điểm chỉ tiêu DO tại các trạm bơm Túy Loan, trạm bơm Tứ Câu và trạm bơm Bích Bắc có hàm lượng chưa đảm bảo giới hạn cho phép (GH≥5mg/L). Chỉ tiêu BOD5 tại trạm bơm Tứ Câu có hàm lượng vượt giới hạn cho phép (GH ≤6mg/L).

Dự báo trong tuần tới, độ mặn tại các vị trí quan trắc trên cả 2 nhánh sông Vu Gia và sông Thu Bồn có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao. Để đảm bảo cho quá trình vận hành hệ thống cấp nước cho vụ hè thu được an toàn, trong quá trình vận hành hệ thống An Trạch, Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên đã đưa ra khuyến cáo cho các đơn vị liên quan.

Theo đó, Sở NN-PTNT Quảng Nam và TP Đà Nẵng cần quan tâm chỉ đạo Chi cục Thủy lợi và Công ty Khai thác thủy lợi tiếp tục theo dõi thông tin dự báo khí tượng, thủy văn và diễn biến xâm nhập mặn, chất lượng nước để chủ động điều chỉnh các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả nhằm cấp nước cho cây trồng trong vụ hè thu.

Các Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi TP Đà Nẵng và Quảng Nam quản lý chặt chẽ nguồn nước và đảm bảo tưới cho các diện tích trong hệ thống. Chỉ đạo các đơn vị theo dõi diễn biến mực nước, bám sát lịch thủy triều, lịch vận hành xả nước của các nhà máy thủy điện cũng như diễn biến xâm nhập mặn để đưa ra phương án vận hành nhằm đảm bảo cấp nước an toàn cho vụ hè thu.

Đối với nhà máy nước Cầu Đỏ, trong tuần vừa qua, độ mặn quan trắc tại cửa thu nước tăng đáng kể với các tuần trước, độ mặn thường xuyên ở mức lớn hơn 3‰, thậm chí có khi vượt quá 6‰ đã duy trì trong nhiều giờ của nhiều ngày liên tiếp. Dự báo từ ngày 7 - 13/6, độ mặn tại vị trí Cầu Đỏ có khả năng dao động từ 0,4 - 8,9‰; nhiều thời điểm độ mặn vượt cao trên 3‰.

Do đó, nhà máy nước Cầu Đỏ cần tiếp tục theo dõi diễn biến độ mặn tại vị trí này để có phương án vận hành khai thác theo quy định nhằm đảm bảo cấp nước an toàn. Khi độ mặn nước sông Vu Gia tại cửa lấy nước của nhà máy trong khoảng từ 200mg/l đến 1.000mg/l (0,2 - 1,0‰) thì xem xét điều chỉnh giảm lưu lượng lấy qua cửa lấy nước của nhà máy và thực hiện lấy nước sông Vu Gia tối đa có thể từ trạm bơm nước tại đập dâng An Trạch.

Khi độ mặn nước sông Vu Gia tại cửa lấy nước của nhà máy nước Cầu Đỏ lớn hơn 1.000mg/l (1,0‰) thì phải đóng kín cửa nhà máy và thực hiện việc bơm nước sông Vu Gia tối đa từ trạm bơm tại đập dâng An Trạch”. Tiếp tục chủ động xây dựng các phương án vận hành hợp lý để đảm bảo cấp nước an toàn và tiến hành gia cố đập tạm trên sông Quảng Huế theo đúng tiến độ và quy định.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ mới có 9 trang trại đáp ứng 100% điều kiện chăn nuôi

Theo thống kê, toàn tỉnh Phú Thọ có 1.093 trang trại chăn nuôi và 233.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với 145.000 con trâu, bò; 749.000 con lợn và trên 15,7 triệu gia cầm.

Triển khai chứng nhận an toàn dịch bệnh các cơ sở chăn nuôi

QUẢNG BÌNH Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình đẩy mạnh hỗ trợ, hướng dẫn triển khai chứng nhận an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi.

Xuống đồng chăm sóc lúa hè thu giữa nắng nóng gay gắt

HÀ TĨNH Những ngày này tại Hà Tĩnh nắng nóng gay gắt, tuy nhiên nông dân vẫn tích cực xuống đồng tỉa dặm, chăm sóc lúa hè thu...

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm