| Hotline: 0983.970.780

Quản lý chất lượng VTNN và ATVSTP: Bịt lỗ hổng, xử lý rắn

Thứ Năm 22/07/2010 , 09:22 (GMT+7)

Rất nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý đã được chỉ ra, cần phải sớm "bịt" lại thì mới có hi vọng kiểm soát tốt chất lượng VTNN và ATVSTP.

Cán bộ thú y kiểm tra chất lượng ATVSTP

Sau một thời gian giao cho các đơn vị liên quan rà soát, hôm qua Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với các đơn vị này về công tác quản lý chất lượng VTNN và ATVSTP. Rất nhiều lỗ hổng đã được chỉ ra, cần phải sớm "bịt" lại thì mới có hi vọng kiểm soát tốt chất lượng VTNN và ATVSTP. 

Thiếu đủ thứ

Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho hay, sau khi rà soát đến nay mới còn giống cây trồng, giống vật nuôi là chưa được kiểm soát về giá. Trong khi đó, các lĩnh vực khác được kiểm soát nhưng để xử lý các vi phạm thì lại chưa có chế tài mạnh, không đủ khả năng răn đe. Chánh Thanh tra Bộ Phạm Văn Hiền cho hay, đến nay mới chỉ có BVTV, thú y, phân bón là có quy định về xử phạt hành chính, còn các lĩnh vực khác chưa có. Tuy nhiên, mức xử phạt tối đa chỉ có 500 ngàn đồng. Ở đây, biện pháp phạt bổ sung mới là quan trọng nhất. Tức là phải tịch thu, tiêu hủy, cho chuyển đổi mục đích sản phẩm đó, sơ tái chế lại cho đảm bảo chất lượng, và cuối cùng là tước giấy phép kinh doanh nhưng chưa bao giờ chúng ta tước giấy phép kinh doanh cả, quá khó! 

"Mặt khác, ở địa phương nào hệ thống thanh tra mạnh thì mới dám thông báo, bởi sợ kiện. Hiện 63 Sở thì chỉ có 417 người, cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành"- ông Hiền nói. 

Thời gian qua chúng ta làm không tốt là do bộ máy bất cập, chuyên môn thấp, kinh phí cơ chế chính sách chưa tốt. Phải rà soát xem ở Sở, Chi cục có bao nhiêu thanh tra. Khi đó chúng ta mới bố trí lực nhân lực để phân cấp cho họ. Chứ còn như hiện nay thì không có cơ sở nào để nói với Chính phủ rằng nhân lực của chúng tôi thiếu. Chúng ta phải chuẩn bị tốt để chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công. (Bộ trưởng Cao Đức Phát)

Các Cục Chăn nuôi, Trồng trọt đều cho rằng, thiếu nhân lực, thiếu cơ chế nên rất khó xử lý phân bón, TĂCN, ATVSTP. Trong khi đó, chúng ta đang nuôi “báo cô” danh mục các sản phẩm vì thế số lượng sản phẩm công bố ngày càng lớn mà ta không biết được sản phẩm nào họ rút, sản phẩm nào DN mập mờ, chỉ đổi tên...Ông Phạm Đồng Quảng, Cục phó Cục Trồng trọt cho rằng, chúng ta phải yêu cầu các DN báo cáo các sản phẩm để thuận tiện cho mình theo dõi, kiểm tra, lấy mẫu. Và để đảm bảo việc này, chúng ta phải thu phí duy trì danh mục, chứ bây giờ để trong danh mục cũng chẳng sao cả, họ cứ công bố thôi. Vụ KHCN lại cho rằng, khó là vì hiện nay mỗi Cục, mỗi đơn vị làm một kiểu, chả ai giống ai.  

Vi phạm nặng, cấm lưu thông

Cục phó phụ trách Cục QLCL NLTS Nguyễn Như Tiệp – đơn vị được Bộ trưởng giao chủ trì về vấn đề này đang xây dựng biểu mẫu kiểm tra, quy trình kiểm tra, tiêu chuẩn...Ông Tiệp cho biết kiểm tra phát hiện sai phạm đã đề nghị khắc phục nhưng kiểm tra lại DN vẫn không khắc phục thì đưa lên công luận, cấm cho sản phẩm đó ra ngoài thị trường, không cho XK.

Chánh Thanh tra Bộ Phạm Văn Hiền cho hay, đến thời điểm này Thanh tra Chính phủ đã đồng ý về mặt nguyên tắc về việc thanh tra Bộ NN-PTNT nằm trong Thanh tra Chính phủ và hiện đang được Ủy ban Pháp luật của Quốc hội xem xét. Nếu hình thành được hệ thống này nhân lực, năng lực thanh kiểm tra, xử lý sẽ đảm bảo tốt hơn các yêu cầu đặt ra. 

Cái khó nhất để làm được hay không là nhân lực và kinh phí. Lấy kinh phí của cơ sở không được. Họ lấy xe đón mình đi làm, cho mình ăn thì làm sao làm được. Còn ở các địa phương không có ngân sách. Trước đây, Bộ đề nghị thì có vài tỉnh chi ngân sách, nhưnng được dăm triệu nên không duy trì được lâu. (Cục phó Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương)

Bộ trưởng Cao Đức Phát phê bình Cục QLCL NLTS rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn quá chậm. "Chúng ta cần theo dõi một cách có hệ thống các cơ sở VTNN, sản phẩm nông nghiệp và đưa ra một quy trình kiểm tra, phân loại... Khi kiểm tra lần thứ nhất, cơ sở nào đạt thì sau 1-2 năm chúng ta đi kiểm tra lại. Cơ sở nào có sai phạm thì nửa tháng, nửa năm sau cho kiểm tra lại. Cơ sở nào lỗi nặng thì chúng ta cho thời hạn sửa. Nếu không sửa thì xử lý theo mức độ. Phải đưa ra một quy trình và quy trình này kiểm tra cả trong nước lẫn nước ngoài"- Bộ trưởng nói. Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị yêu cầu rà soát lại hệ thống pháp lý, cái nào có cái nào chưa có, cái nào cần bổ sung. Trong 2 tuần nữa phải ban hành.

“Cơ sở sản xuất sai, mình lấy mẫu phát hiện thì phải thu hồi sản phẩm của lô đó trong bao nhiêu ngày. Phải có quy định chứ không tùy tiện nói mồm với nhau được, họ kiện mình là mình thua. Đến thời điểm này mới có Cục Thú y có thu hồi sản phẩm, còn tất cả không có. Từ giờ đến cuối năm phải bịt hết lỗ hổng về mặt pháp lý. Phạt bây giờ mà mấy trăm ngàn thì họ sẵn sàng nộp phạt ngay. Cái đó không có nhiều ý nghĩa. Phải chuẩn bị chắc chắn để thực hiện tổng tiến công....Quan điểm là nếu cơ sở làm bậy thì buộc phải bồi thường cho người sử dụng. Tinh thần là tháng 7/2011 chúng ta phải hoàn chỉnh hệ thống dưới luật và triển khai"- Bộ trưởng khẳng định.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất