| Hotline: 0983.970.780

Quản lý di sản trên… giấy

Thứ Tư 27/03/2013 , 10:37 (GMT+7)

Liên tiếp xảy ra việc trùng tu di tích sai quy chuẩn, xâm hại di tích khiến dư luận không khỏi đặt câu hỏi về vấn đề quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản.

Quản lý di sản ở nước ta nhiều khi chỉ biết trên giấy tờ hành chính nên dẫn đến hiện tượng di sản bị xâm hại, hoặc trùng tu sai quy trình.

Liên tiếp những vấn đề trùng tu di tích sai quy chuẩn, xâm hại di tích diễn ra ở những di tích quốc gia khiến dư luận không khỏi đặt câu hỏi về vấn đề quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản. Trong khi, dư luận vừa lắng xuống câu chuyện chùa Trăm Gian, chùa Dơi thì đã lại nóng lên khi khu Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia Nước Là (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) bị xâm hại.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Lê Thị Minh Lý (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa (Hội Di sản Việt Nam) về vấn đề này.

Thưa bà, hiện tượng xâm hại di tích, đặc biệt là với các di tích quốc gia trong thời gian qua liên tục được phát hiện khiến dư luận rất lo ngại. Trong khi chúng ta cũng đã có Luật Di sản sửa đổi sát với điều kiện mới. Dường như, Luật Di sản chưa đi vào đời sống và các chế tài xử phạt không được thực hiện?

Theo tôi, Luật Di sản văn hóa là công cụ hữu hiệu để quản lý di sản, nếu không có luật thì chắc chắn mọi việc sẽ còn rối ren lên rất nhiều, và chắc chắn là còn nhiều sự vi phạm nữa. Dẫu nói rằng có hiện tượng này, hiện tượng kia, nhưng phải thừa nhận là luật là công cụ đắc lực cho việc bảo vệ di sản văn hóa.

Chúng ta chưa quên câu chuyện chùa Trăm Gian, chùa Dơi và bây giờ là khu di tích Nước Là. Ở đây không phải vì luật không có hiệu lực mà do con người. Thực ra người ta xây một khu du lịch ở gần chùa không phải là sai, khu vui chơi giải trí trước hết cũng có lợi cho cộng đồng, chính quyền địa phương muốn làm cho cộng đồng có lợi, có cơ hội vui chơi, giải trí, có cơ hội tăng trưởng kinh tế. Nhưng cách tiếp cận lại sai.


Chùa Trăm Gian (Hà Nội) từng bị xâm hại nghiêm trọng.

Ở đây có một vấn đề là sự không đồng bộ giữa bảo vệ di sản và phát triển kinh tế. Lẽ ra những nhà đầu tư du lịch phải ngồi với các nhà bảo vệ di sản, có một cuộc thảo luận, thống nhất một phương án thì đâu có xảy ra chuyện gì.

Nhưng ở ta có một vấn đề là anh nào làm thì anh ấy biết, đấy là vấn đề quản lý nhà nước giữa các dự án chứ không phải là vi phạm luật. Thực tế là họ không xây vào khu vực bảo vệ 1. Hơn nữa, theo tôi, đó là vấn đề về mặt con người, những người xây dựng dự án phải là những người có chuyên môn. Tôi đảm bảo rằng những người làm dự án đó không phải là người làm du lịch một cách chuyên nghiệp.

Những người làm du lịch một cách chuyên nghiệp người ta biết, chính không gian chùa Dơi mới tạo nên lực hút cho du lịch chứ không phải nơi vui chơi giải trí mới này tạo nên lực hút. Làm sao để chùa Dơi sống, sống trong không gian tôn giáo tâm linh ấy mà du lịch cũng phát triển được, đấy mới là chuyên nghiệp. Còn cứ nghĩ du lịch là cái gì đó nó hiện đại thì hoàn toàn khập khễnh với câu chuyện bảo tồn.

Nước ngoài có cách rất hay, khi cần làm gì thì cũng phải bảo vệ, họ lập ra diễn đàn, đưa các phương án, để mọi người thấy rằng, việc làm nào tốt, việc làm nào cần thiết.

Vậy theo bà, vấn đề tồn tại trong quản lý di sản của ta là gì?

Quản lý di sản là phải quản lý trên thực tiễn. Ở ta còn cồng kềnh, giấy tờ nhiều quá, nhiều khi chỉ biết đến di sản trên giấy tờ. Vụ chùa Trăm Gian là ví dụ. Các cấp quản lý có đến tận tơi theo dõi thường xuyên không? Nếu thấy chùa sắp sập như thế, chắc chắn họ phải đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án lên. Vấn đề là phải kiểm tra thực tế, phải “lao vào” từng di sản chứ không chỉ quản lý hành chính.

Trên thực tế, vấn đề xâm hại di tích diễn ra nhưng dường như chúng ta không xử phạt được. Có điều gì bất cập ở đây, thưa bà?

Muốn xử phạt được thì chuyên môn phải rõ ràng, chúng ta sẽ không xử phạt được khi mà các quan niệm tu bổ khác nhau. Trong khi chúng ta chưa giải quyết được việc tu bổ như thế nào là đúng: tu bổ là tháo đi làm lại hoàn toàn hay tu bổ là gắn chắp.

Câu chuyện phải rõ ràng: bao nhiêu phần trăm anh được thay thế, bao nhiêu phần trăm được gắn chắp…; phải có tiêu chí, tiêu chuẩn, hoặc cái gì anh sẽ xây mới, cái gì gắn chắp, phải có biên bản rõ ràng từ khi phê duyệt dự án thì khi sai mới xử phạt được. Còn bây giờ vẫn quan điểm khác nhau, không có trọng tài, không có quy chuẩn thì vẫn còn vi phạm, và vẫn còn chả xử được ai cả.

Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm