| Hotline: 0983.970.780

Quản lý, kiểm soát gà giống có vấn đề

Thứ Sáu 19/10/2012 , 09:20 (GMT+7)

“Bản thân tôi cũng thấy lạ khi TQ mà cấm thì không có bất kể hàng hóa nào của VN vào được cả. Thế nhưng ngược lại, dù ta đã có lệnh cấm nhưng hàng kém chất lượng của TQ vẫn sang rất nhiều. Đấy là do việc quản lý, kiểm tra kiểm soát của ta có vấn đề”. Ông Nguyễn Văn Trọng, Cục phó Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT nhận định.

Ông Nguyễn Văn Trọng
“Bản thân tôi cũng thấy lạ khi Trung Quốc (TQ) mà cấm thì không có bất kể hàng hóa nào của VN vào được cả. Thế nhưng ngược lại, dù ta đã có lệnh cấm nhưng hàng kém chất lượng của TQ vẫn sang rất nhiều. Đấy là do việc quản lý, kiểm tra kiểm soát của ta có vấn đề”. Ông Nguyễn Văn Trọng, Cục phó Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT nhận định với NNVN như vậy.

Gà lậu: người chăn nuôi điêu đứng

Theo điều tra của báo NNVN, mỗi ngày có hàng vạn, hàng chục vạn con gà giống Trung Quốc nhập lậu vào VN, ông nói sao?

Tôi chẳng ngạc nhiên khi nhà báo hỏi câu đó bởi nó diễn ra từ nhiều năm rồi. Mới đây, sau khi có ý kiến của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần, Cục Chăn nuôi đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra chợ gà Hà Vĩ (huyện Thường Tín), khu chợ gà giống của huyện Phú Xuyên (TP Hà Nội) thì thấy 70-80% gà nhập về có nguồn gốc Trung Quốc.

Ngay hôm đoàn kiểm tra đến đã thấy khoảng 4-5 xe chở gà tập kết giữa chợ được chuyển về lúc 4 giờ sáng. Thế nhưng quản lý chợ lại nói rằng, gà này có nguồn gốc từ huyện Đông Anh. Nhưng sau khi tôi yêu cầu trình giấy kiểm dịch thì người quản lý chợ chịu. Tôi cũng xin nói thêm, ngay khi có văn bản của Thủ tướng Chính phủ thì tình hình nhập gà lậu Trung Quốc giảm rất nhiều. Nhưng chỉ được 2 tuần sau đâu lại vào đó.

Bây giờ trung bình mỗi ngày có từ 10-20 tấn gà “trọc”, gà loại thải từ TQ được vận chuyển vào VN. Họ bỏ ra 15 (15.000 đồng/kg) nhưng lại bán được 70 (70.000 đồng/kg). Siêu lợi nhuận như vậy nên họ bất chấp tất cả mọi thứ. Còn tại chợ giống gia cầm Phú Xuyên - chợ giống lớn nhất hiện nay cũng là nơi nhập gà giống TQ khá nhiều.

Theo ông nguy cơ lớn nhất của việc nhập gà lậu TQ là gì?

Đó là người sản xuất, chăn nuôi điêu đứng vì giá cả. Khi có văn bản của Thủ tướng, gà nhập giảm thì giá tăng lên một chút. Thế nhưng bây giờ lại giảm rồi vì gà nhập lậu về nhiều quá. Song, nguy hiểm hơn cả là dịch bệnh.

Để hạn chế cần sự vào cuộc của nhiều ban ngành như quản lý thị trường, địa phương, thú y. Thế nhưng, có nhiều địa phương không mặn mà làm việc này lắm. Có một địa bàn mà ba kết quả khác nhau khi ông Chủ tịch huyện báo cáo kiểm soát gà giống được 80%, ông Trạm trưởng thú y thì bảo 50% nhưng ông trực tiếp viết giấy kiểm dịch nói 30%. Theo tôi 30% còn cao đấy.

Bất cập từ việc cấp giấy phép cho những con gà này từ đâu vậy?

Một trạm ấp thường được cấp phép ấp thuê vài mẫu. Trạm đó thường ấp cho từ 20-40 nhà nhưng khi lấy mẫu kiểm tra thì chỉ được 1-2 nhà nên không thể đại diện được. Hiện nay riêng trứng ấp nhập về đã có đủ loại: trứng nhập về ấp, trứng chuẩn bị nở đưa vào máy ấp hay nhập gà con. Trong khi số lượng cán bộ kiểm dịch quá mỏng và khi viết ra tờ giấy kiểm dịch lại viết chung chung, không biết của gà hay trứng để đưa cho người bán hàng.

Quay trở lại trường hợp quản lý chợ gà giống Phú Xuyên, nhìn con gà nào cũng đều phăm phắp như nhau, thế mà họ lại bảo “gà ế từ Đông Anh chuyển sang đây bán hộ”. Nhưng tôi hỏi tiếp: Chỗ nào của Đông Anh đủ cung cấp hàng trăm ngàn con như thế này? Người đó không trả lời được.


Mua bán gà thế này, khó kiểm soát dịch bệnh

Buôn lậu là vĩnh viễn?!

Rõ ràng người chăn nuôi đang bị ảnh hưởng, nhưng chẳng lẽ chúng ta bó tay với trực trạng gà TQ nhập lậu, thưa ông?

Tôi chắc chắn, 100% hộ chăn nuôi (khoảng hơn 7 triệu hộ) sẽ bị ảnh hưởng về giá. Còn dịch bệnh thì sẽ “đánh” mạnh nhất vào các hộ chăn nuôi lớn hàng vạn con, chăn nuôi tập trung. Nguy cơ lớn vậy nhưng không phải chúng ta đầu hàng bởi có rất nhiều văn bản. Vấn đề là địa phương có thực hiện theo hay không thôi?

Câu chuyện gà lậu giá rẻ từ TQ tràn sang diễn ra ngày một nhức nhối, trong khi người chăn nuôi lại khó tiếp cận những chính sách ưu đãi, đặc biệt về vốn, hai yếu tố xảy ra cùng lúc như thế làm sao vực dậy ngành chăn nuôi?

Buôn lậu là vĩnh viễn, không bao giờ hết được. Tất cả cũng bởi ba chữ “lợi nhuận cao”. Vấn đề ở chỗ, có thể chúng ta không xóa sạch được gà lậu nhưng phải có biện pháp hạn chế chứ?

Tôi thấy kiểu quản lý hiện nay thì Cục Chăn nuôi có muốn làm cũng lực bất tòng tâm. Đơn giản, một xe gà giống từ Móng Cái (Quảng Ninh) chuyển vào VN phải đi qua rất nhiều trạm kiểm soát. Thế mà những xe gà đó vẫn qua tuốt luốt được hết là sao?

Còn chính sách ư? Đúng là chúng ta cũng dành cho người chăn nuôi nhiều chính sách hỗ trợ tái đàn nhưng lý thuyết vậy thôi. Chúng tôi kiểm tra ở Hải Dương, 100% hộ chăn nuôi ở đây chưa ai tiếp cận được những ưu đãi vốn vay cả mà vẫn phải chịu lãi suất 11-12%/năm. Số tiền vay cũ vẫn đang chịu lãi suất 16%/năm.

Cần xoay chuyển thế nào?

Dưới góc độ cơ quan quản lý ngành, theo ông, giải pháp gì để người chăn nuôi giảm bớt gánh nặng do tình trạng nhập lậu gà Trung Quốc gây ra không?

Trước mắt phải tìm mọi cách xiết chặt đường biên, còn trong nước, tất cả cơ sở nuôi giữ giống nên tăng số lượng đầu con để cung cấp đủ giống cho bà con. Thực tế hiện nay, bà con vẫn đang thiếu nhiều giống gà nuôi trong nước có nguồn gốc rõ ràng nên mới phải mua giống lậu, giống không rõ nguồn gốc.

Ông đánh giá sao khi dư luận cho rằng “chiếc bánh” chăn nuôi của VN đang dần bị các doanh nghiệp nước ngoài “ăn” hết? Nó báo hiệu nguy cơ gì?

Hiện có rất nhiều Cty nước ngoài chiếm lĩnh thị trường về TĂCN, về gà trắng. Lý do bởi người chăn nuôi không chủ động mà làm theo cảm tính, thấy gà trắng bán không được giá nên bỏ trống. Vì vậy, doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào chiếm lĩnh thị trường gà trắng nên thao túng giá cả. Không cẩn thận thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục bị “mất sân” ở nhiều giống khác nếu không sớm có hình thức đầu tư, cải thiện về phương thức chăn nuôi.

Giải pháp, theo tôi, người chăn nuôi đừng tập trung vào một dạng giống mà phải đa dạng đi, nhất là con gia cầm (xuống nhanh và lên cũng nhanh). Điều này cũng hạn chế tình trạng doanh nghiệp nước ngoài lấn sân. Ngoài ra, có nhiều Cty cứ quan tâm đến xuất khẩu trong khi thị trường trong nước còn đang thiếu nhiều. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cũng phải có sự phân tích xem những con gà lậu TQ này tồn dư độc hại gì không rồi có khuyến cáo cho người tiêu dùng tránh xa. 

Xin cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi VN: Gà lậu độc hại!

Gà TQ nhập lậu vào VN đã có từ rất lâu rồi. Năm 2009, tôi từng lên Lạng Sơn để khảo sát về tình hình ATVSTP thì thấy gà vận chuyển sang khá nhiều nhưng như số lượng mà báo NNVN đang nêu thì quá khủng khiếp, không thể chấp nhận được. 

Trước, gà lậu chuyển vào chỉ là những xe máy, ô tô nhỏ, kín đáo. Còn ngày nay thì tính chất chuyên nghiệp hơn, quy mô hơn.

Nguy cơ đầu tiên chúng ta phải hứng chịu là dịch bệnh lan sang hàng triệu con gia cầm ở rất nhiều địa phương. Tiếp sau là sản xuất trong nước ngừng trệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người chăn nuôi. Đặc biệt, gà TQ già có nhiều lớp mỡ dưới da, luộc lên thấy rất thơm nên nhiều người tưởng thế là ngon. Thế nhưng lớp mỡ đó lại rất độc bởi TQ nuôi gà đó bằng nhiều loại thức ăn tạo mùi. Ăn nhiều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Còn nhớ khi tham dự một cuộc họp hồi tháng 7 do Hội Chăn nuôi tổ chức, có một vị nói rằng, thống kê trung bình có khoảng 5-6 xe 18 tấn với tổng khoảng 10.000 con gà TQ được chuyển vào VN với giá “bảo kê” trót lọt là 5 triệu đồng/xe. Vậy, ai đứng ra bảo kê cho những xe gà lậu đó? Nơi nào tiêu thụ nhiều nhất?

Cơ quan chức năng phải làm rõ những điều này chứ. Tôi nói thật, nêu lý do không có ngân sách để chi trả cho cán bộ thú y là không thỏa đáng. Và ai phát ngôn điều đó thì sẽ là người chịu trách nhiệm đầu tiên.

Theo tôi, trách nhiệm chính thuộc về Chi cục Thú y địa phương đó. Khi biết thông tin này, cơ quan cấp trên, cụ thể là Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) phải thanh tra, kiểm tra để làm rõ vấn đề này. Ngoài ra, phải tăng cường tuyên truyền để nâng cao ý thức cho người tiêu dùng biết cách nhận biết gà nào độc, gà nào nên ăn.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm