| Hotline: 0983.970.780

Quản lý phân bón Năm Sao trên cây ăn quả

Thứ Tư 12/11/2014 , 08:09 (GMT+7)

Sử dụng phân bón Năm Sao cho cây ăn quả đúng cách sẽ nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng quả, tăng độ phì nhiêu của đất, bảo vệ môi trường...

Nhà vườn Lê Văn Mỹ ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre cho hay, cách đây 4 năm ông tham dự buổi hội thảo về quy trình sử dụng phân bón trên cây ăn quả do cán bộ kỹ thuật của NM Phân bón Năm Sao (Cần Đước, Long An) hướng dẫn, sau đó ông quyết định đưa loại phân này bón cho 2,5 ha vườn cam, quýt của gia đình.

"Tui thấy hiệu quả từ đó rồi "mê" nó luôn". Thế nên, khi được hỏi cách bón như thế nào, ông Mỹ nói vanh vách: "Đối với vườn trồng mới, sau khi đào hố, bón lót khoảng 2 - 3 kg phân hữu cơ vi sinh NaSa Smart nhằm cải thiện độ phì nhiêu cho đất, cung cấp dưỡng chất cho cây và hạn chế sự phát triển của dịch hại.

Cụ thể, lúc cây 1 - 3 năm tuổi chia làm 6 - 12 đợt /năm. Trong 6 tháng đầu, nên dùng NPK pha nước tưới gốc/mô (khoảng 2 tháng/lần), chú ý cần tưới nước xả để tránh phân bón làm cháy lá. Số lượng khoảng 20 gr phân NPK 20-20-15 + TE Năm Sao pha với 10 - 15 lít nước tưới ướt đều trên mô/cây.

Lượng phân này tăng dần đến 40 gr/cây cho mỗi 2 tháng ở năm thứ 2, đến năm thứ 3 thì chuyển sang bón cho mô trồng cứ mỗi 2 tháng bón 200 - 250 gr/cây. Kết hợp với bón phân hữu cơ vi sinh từ 2 - 3 kg/cây/năm vào trước mùa mưa".

Theo KS Hoàng Quốc Việt, NM Phân bón Năm Sao thì việc bón phân giai đoạn sau thu hoạch cũng rất quan trọng nhằm giúp cây phục hồi sinh dưỡng sau một thời gian dài cây mang trái (4 - 9 tháng tùy theo cây ăn quả), đồng thời phát triển bộ rễ mới chuẩn bị nuôi cho đợt trái tiếp theo.

Các loại phân bón cho giai đoạn này là đạm và lân, nên sử dụng các loại phân NPK Năm Sao có chứa nhiều đạm và lân như NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 19-19-9 + TE và phân hữu cơ vi sinh NaSa Smart.

Giai đoạn trước khi xử lý cây ra hoa cũng cần bón phân chứa lân và kali cao. Việc bón nhiều lân và kali vào thời điểm này sẽ hạn chế cây ra lá non đồng thời giúp bộ lá trên cây nhanh chóng thuần thục trước khi ra hoa. Liều lượng bón từ 0,5 - 2 kg NPK 17-17-17 + TE/cây.

Sau khi đậu trái, bón thêm khoảng 3 - 5 lần để tránh hiện tượng rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng giúp quả phát triển. Liều lượng bón cho mỗi cây tùy thuộc giống, tuổi cây, số lượng trái/cây mà lượng phân gia giảm từ 1 - 3 kg/cây.

Đặc biệt, khi thấy quả bị có hiện tượng bị sượng hoặc khô nước thì nên nghĩ ngay cây trồng có khả năng thiếu kẽm (Zn), đồng (Cu) hoặc ảnh hưởng cường độ ánh sáng cao. Điều này dễ làm quả bị nám nắng, ảnh hưởng đến phẩm chất và giá trị thương phẩm, nhất là cam, quýt.

Nguyên nhân chính do bón mất cân đối giữa NPK (bón đạm hoặc lân nhiều) hoặc thiếu nước. Lúc này cần thiết phải dùng phân hữu cơ NaSa Smart và dùng các loại phân bón lá có các chất NPK Năm Sao và vi lượng hợp lý, phun khi cây mới đậu quả và khi quả đang lớn.

TS Võ Hữu Thoại, Viện Cây ăn quả miền Nam lưu ý, trong mùa mưa không nên bón phân đạm cho cây trồng, bởi bản thân nước mưa đã có đạm nên việc bón thêm đạm sẽ gây thừa, do đạm NH3 thải ra không khí từ quá trình phân giải chất hữu cơ và do các nhà máy thải ra và theo mưa rơi trở lại xuống đất.

Bên cạnh đó, trong không khí có 78% khí N và 21% khí O2 .Tuy nhiên cây trồng thường không sử dụng được dạng N này (chỉ một loại vi sinh vật hút trực tiếp từ Nitơ từ khí trời hoặc cộng sinh với nốt sần của cây họ đậu có khả năng cố định được đạm từ khí quyển), khi mưa giông có sấm sét làm cho khí đạm và oxy tự do của khí quyển tổng hợp lại thành các thể đạm nitrat, nitrit... theo mưa rơi xuống đất.

Trung bình hàng năm lượng đạm do nước mưa đem lại cho đất vào khoảng 10 - 84 kg N/ha.

QUY TRÌNH BÓN PHÂN NĂM SAO CHO CÂY BƯỞI

Bón lót trước khi trồng 2 - 3 kg hữu cơ NaSa Smart/hố; thời kỳ kiến thiết cơ bản 2 - 3 kg NaSa Smart + 1-1,5 kg NPK 20-20-15 + TE/cây; thời kỳ kinh doanh vẫn là NaSa Smart 3 - 5 kg/cây/năm; sau khi thu hoạch bón 1 - 2 kg NPK 20-20-15 + TE/cây; trước khi ra hoa 1 - 1,5 kg NPK 17-17-17 + TE/cây; nuôi trái 2 - 3 kg NPK 20-0-20 + TE/cây.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 1] 10 năm chinh phục chim yến

Hơn 10 năm dấn thân vào ngành yến, anh Trần Tuấn Anh đã xây dựng được công ty và thương hiệu yến quy mô tại Bình Phước.

Không để dịch bệnh tái phát lây lan trên đàn vật nuôi

AN GIANG Nhờ chủ động tiêm phòng vacxin đã giúp đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang hạn chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.

Bình luận mới nhất