| Hotline: 0983.970.780

Quản lý sản xuất rau an toàn theo nhóm

Thứ Ba 19/12/2017 , 09:50 (GMT+7)

Nằm ven sông Hồng với không khí trong lành, đất phù sa màu mỡ với đặc trưng “3 không” (không nhà máy, không gần quốc lộ, không bệnh viện) là tiền đề quan trọng để Văn Đức hình thành nên vùng rau an toàn (RAT) lớn nhất Thủ đô, diện tích trên 250ha.

12-45-34_vn-duc
Nhờ giải pháp quản lý tốt, rau an toàn Văn Đức có chỗ đứng vững chắc

Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc HTXNN Văn Đức, huyện Gia Lâm  cho biết, HTX cung cấp ra thị trường khoảng 100 tấn rau/ngày với đa dạng chủng loại từ rau ăn lá, rau ăn củ, đến các loại rau gia vị. Đặc biệt, 15ha trồng rau theo quy trình VietGAP đã được quy hoạch, thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch. Tất cả các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch rau đều có sự giám sát của các Tổ trưởng do HTX bầu ra và cán bộ của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội.

Năm 2016 HTX tiến hành tổ chức lại theo Luật HTX 2012 với đội ngũ tinh giản từ hơn 1.000 người xuống còn 108 thành viên. Đội ngũ này được chia thành các nhóm nhỏ. Hiện có 20 nhóm và 5 liên nhóm, mỗi nhóm gồm 25 - 30 hộ thành viên trồng rau, trong đó có 1 tổ trưởng để thuận tiện cho việc giám sát, quản lý và đảm bảo toàn bộ diện tích rau được trồng đồng bộ theo đúng quy trình VietGAP.

Ông Nguyễn Văn Minh cho biết: Với quy mô SX rộng lớn, để giám sát chặt chẽ quá trình SX rau ngay tại ruộng, HTX đã lập sơ đồ từng khu ruộng, chia thành các nhóm nhỏ, phân theo từng khu vực cánh đồng. Bên cạnh đó, HTX cũng tiến hành tổ chức các buổi tập huấn PGS và FFS để các hộ thành viên nắm vững kỹ thuật trồng rau.

HTX luôn chuyên tâm SX rau sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng để dễ bán và có giá cao hơn. Các hộ thành viên chỉ sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, không được sử dụng phân trước khi thu hoạch.

Nhờ SX theo đúng quy trình, rau của HTX đã được đưa vào hệ thống siêu thị ở Hà Nội (Co.opmart, Metro…) và một số tỉnh, thành phố. Sản phẩm rau của HTX có nhãn hiệu truy xuất nguồn gốc, giúp người tiêu dùng yên tâm. Doanh thu từ SX rau VietGAP của HTX là 400 triệu đồng/ha (trong đó, chi phí SX chiếm khoảng 30%).

Để giải quyết vấn đề đầu ra, HTX đã tổ chức SX đa dạng các loại rau, cân đối diện tích gieo trồng, tránh làm ồ ạt một loại rau khiến khó bán, giá cả không bảo đảm. Qua nghiên cứu, HTX thấy những tháng cuối năm, khu vực miền Trung mưa nhiều, rau ở đó khan hiếm, trong khi vụ đông, miền Bắc thuận lợi cho việc trồng các loại rau ưa lạnh (súp lơ, su hào, bắp cải…) nên đã dành diện tích nhất định trồng các loại rau này để mở rộng thị trường.

12-45-34_ru-vn-duc
Nhờ giải pháp quản lý tốt, rau an toàn Văn Đức có chỗ đứng vững chắc

Theo ông Nguyễn Văn Minh, việc tuân thủ nghiêm quy trình SX, không sử dụng phân tươi, thuốc bảo vệ thực vật… mà môi trường sản xuất và môi trường sống của những hộ xung quanh khu vực trồng rau không bị ảnh hưởng. Việc không sử dụng thuốc trừ sâu còn giúp môi trường không khí, nguồn nước, đất SX không bị ô nhiễm bởi hàm lượng hóa chất, tồn dư kim loại nặng hay những vi khuẩn có hại…

Mỗi hộ SX rau theo tiêu chuẩn VietGAP đều được cấp một cuốn sổ nhật ký đồng ruộng. Tất cả những động tác SX hàng ngày đều phải ghi đầy đủ dù là làm đúng hay làm sai từ thời gian bón phân, phun thuốc, nhãn hiệu thuốc sử dụng, gieo trồng giống gì, diện tích bao nhiêu… Để từ đó, nhóm trưởng kiểm tra hàng ngày, kịp thời nắm bắt được hộ nào thực hiện đúng và chưa đúng quy trình SX, giúp các hộ dân điều chỉnh cho phù hợp. Đặc biệt, những hộ dân, những nhóm sẽ giám sát chéo nhau, nếu hộ hoặc nhóm nào vi phạm sẽ ngay lập tức bị phê bình trên hệ thống loa truyền thanh toàn xã.

Trong khi nhiều vùng trồng RAT trên địa bàn Hà Nội đang gặp những khó khăn trong vấn đề “đầu ra” ổn định, lâu dài cho sản phẩm của mình thì tại vùng trồng RAT Văn Đức với hơn 250ha rau SX ra vẫn tiêu thụ hết. Bình quân mỗi năm, toàn xã Văn Đức cung cấp ra thị trường hơn 30.000 tấn rau với trên 30 chủng loại, cho thu nhập hơn 400 triệu đồng/ha/năm.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm