| Hotline: 0983.970.780

Quản lý sâu bệnh dưa hấu

Thứ Tư 22/09/2010 , 10:21 (GMT+7)

Công tác quản lí sâu bệnh trên dưa hấu theo hướng VietGAP phải được chú trọng ngay từ đầu vụ, khi chuẩn bị đất.

Dưa hấu (Citrullus lanatus) là cây trồng phổ biến nhất quanh năm, có vỏ cứng, chứa nhiều nước. Do đây là sản phẩm ăn tươi, ăn được nhiều và được nhiều người ưa chuộng nên vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, chống dư lượng nitrat và thuốc BVTV cần được quan tâm. Muốn vậy thì công tác quản lí sâu bệnh trên dưa hấu theo hướng VietGAP phải được chú trọng ngay từ đầu vụ, khi chuẩn bị đất.

Đối với vùng Nam Bộ trong vụ tháng 8 – 10 dương lịch thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh hại phát sinh và phát triển. Do đó muốn trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP nên áp dụng biện pháp phòng ngừa dịch hại tổng hợp.

- Không nên chọn đất trồng dưa hấu đã liên tục trong nhiều năm, mà nên chọn đất mà vụ trước trồng lúa hoặc những loại rau màu không thuộc họ bầu bí như các loại rau cải để tránh lây lan nguồn bệnh từ vụ này sang vụ khác.

- Vệ sinh đồng ruộng cần tiêu diệt ký chủ phụ, thu dọn tàn dư thực vật và đem đốt để ngăn ngừa nguồn bệnh tồn lưu từ vụ trước hoặc từ vụ này cho vụ sau.

- Thực hiện tốt biện pháp canh tác như: lên luống cao, có rãnh thoát nước tốt, sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế sự thoát hơi nước, giữ nhiệt độ và ẩm độ đất thích hợp cho rễ phát triển, hạn chế cỏ dại cũng như côn trùng chích hút, đặc biệt là bọ trĩ.

- Phải chọn giống tốt cũng như việc xử lý các hạt giống để phòng trừ sâu bệnh. Nên mua giống ở nơi có uy tín, có thương hiệu. Ghi lại tên giống, địa điểm cung cấp. Có thể sử dụng thuốc VICARBEN 50HP để xử lý giống phòng trừ nấm bệnh.

- Bón phân cân đối, hợp lí. Khuyến khích sử dụng chế phẩm vi sinh Vi-ĐK hoặc trộn với phân hữu cơ, bón lót để xử lí đất đồng thời hạn chế nhiều loại nấm gây hại trong đất. Sử dụng với liều lượng 1 kg Vi-ĐK với 40 kg phân chuồng hoai mục hoặc xơ dừa. Hạn chế việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng.

- Về biện pháp phòng trừ dịch hại:

*Dưa hấu có nhiều loại sâu gây hại như sâu khoang, sâu đất, sâu vẽ bùa… nhưng đối tượng sâu hại nguy hiểm nhất đó là bọ trĩ. Chúng gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến đậu trái do đó ta phải kiểm tra ruộng thường xuyên để phát hiện và tiêu diệt kịp thời, ưu tiên dùng thuốc có nguồn gốc sinh học vừa an toàn cho người sử dụng và môi trường vừa ít ảnh hưởng đến thiên địch. Khi kiểm tra 5 lá từ đọt cây có 2 con/1 lá thì phun ngay thuốc trừ bọ trĩ, có thể phun các loại thuốc sau: VIMATOX 1.9EC, VIMATRINE 0.6L… Ngoài ra có thể dụng thuốc hóa học có độ độc thấp như: VITHOXAM 350SC, VICONDOR 50EC. Sử dụng luân phiên các lọai thuốc nhằm tránh khả năng kháng thuốc của bọ trĩ.

*Đối với bệnh hại dưa hấu cần quan tâm là bệnh thán thư, chết cây con… và quan trọng là bệnh nứt thân chảy nhựa hay gọi là bệnh chạy dây (do Mycosphaerella citrullina) có thể dùng VIVIL 50SC, VIXAZOL 275SC đồng thời giảm lượng nước tưới và tránh bón phân đạm ở gốc để hạn chế bệnh lây lan. Ghi rõ ngày xử lý thuốc và số cây bị hại, sau xử lý 7 ngày đếm số cây bị hại thấy không tăng thì không cần phải phun lại lần hai.

Lưu ý nên thăm ruộng thường xuyên, nhất là khi thời tiết xấu mưa nhiều, phun thuốc khi thấy bệnh xuất hiện. Tuyệt đối tuân thủ thời gian cách li khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong giai đoạn gần thu hoạch. Phun thuốc theo đúng liều lượng khuyến cáo trên bao bì sản phẩm. Tất cả công việc thực hiện nên được ghi chép cẩn thận để dễ theo dõi diễn tiến của các sâu bệnh gây hại từng giai đọan, mùa vụ. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm thực tế trong quá trình sản xuất dưa hấu.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.