| Hotline: 0983.970.780

Quản lý sinh vật ngoại lai: Nhìn sang Thái Lan

Thứ Tư 06/10/2010 , 10:20 (GMT+7)

NNVN tổng hợp kinh nghiệm đối phó với vấn đề quản lý sinh vật ngoại lai từ Thái Lan - quốc gia láng giềng có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên với Việt Nam.

Quản lý sinh vật ngoại lai (IAS) hiện vẫn đang là một thách thức chưa có lời giải đối với bất kỳ quốc gia nào và hàng năm, kinh phí mà nhiều chính phủ dành cho các hoạt động diệt trừ chúng lên tới hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên mỗi nơi đang nhìn nhận nó từ nhiều góc độ khác nhau.

Nhân sự kiện Việt Nam đang ráo riết thực hiện chiến dịch tiêu hủy rùa tai đỏ thì tại Thái Lan, trong số 1.500 giống loài nằm trong danh mục IAS và được các nhà khoa học phân loại thành 38 loài nguy hiểm lại không có con vật này. Số báo này NNVN tổng hợp kinh nghiệm đối phó với vấn đề này từ Thái Lan - quốc gia láng giềng có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên với Việt Nam.

Nhận diện các giống loài nguy hiểm

Thái Lan nhìn nhận vấn đề sinh vật ngoại lai (IAS) là cần có sự hợp tác và chia sẻ giữa nhiều quốc gia bởi những tổn hại mà nó gây ra với môi trường tự nhiên nằm ngoài ý muốn của con người. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác nó lại là đối tượng có lợi trong từng lĩnh vực nhất định, mang lại hiệu quả kinh tế. Theo con số thống kê từ Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường thì quốc gia này có khoảng trên 1.500 giống loài sinh vật ngoại lai.

Trong đó đã xác định có hơn 23 loài côn trùng là thiên địch có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và 39 loài khác từng được giới khoa học xếp vào dạng phục vụ các lợi ích đa dạng sinh thái suốt từ năm 1963 đến nay. Có 19 loài ký sinh và săn mồi là thiên địch có lợi cho cây trồng và 20 loài khác xếp vào dạng phục vụ mục đích đa dạng sinh thái cho động vật trên cạn cũng như thủy sinh. Bước đầu Thái Lan cũng đã ban hành chiến lược quản lý IAS bằng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) thông qua việc phân cấp các đối tượng sinh vật ngoại lai.

Vào thời điểm thế giới cảnh báo về hiểm họa của IAS, nhiều nhà khoa học Thái Lan cũng lên tiếng coi IAS là mối đe dọa bởi trên khắp các hệ thống kênh rạch và hồ chứa ở nước này tràn ngập loài cây bèo lục bình (hyacinth) có nguồn gốc từ đảo Java, Indonesia cũng như nhiều loài cỏ dại khác xâm lấn khác. Theo đó mạng lưới chuyên gia đặc biệt của quốc tế cũng xếp loại 100 loài IAS nguy hiểm nhất đe dọa hệ sinh thái toàn cầu và chia ra gồm 8 loài vi sinh vật, 4 loài thực vật thủy sinh và 32 loài cây trên cạn, 9 động vật dưới nước và 17 loài trên cạn thuộc họ không có xương sống (14 loài côn trùng; 2 loại sên đất và 1 loài sán flatworm), 3 loài lưỡng cư, 8 loài cá, 3 loài chim, 2 loài bò sát và 14 loài động vật có vú thuộc IAS.

Trong số này có tới 38 loài đang có mặt tại Thái Lan gồm 1 loài vi sinh vật (nấm rễ Phytophora); 1 loài cây thủy sinh (bèo lục bình); 13 loài cây trồng cạn (tu lip châu Phi, cây hoa chuông - Spathodea campanulata; cỏ Cogon - alang alang, xương rồng Imperata; cỏ sậy - Arundo; cây tơ mành - Hiptage benghalensis; cây kanh kina - Clidemia hirta; trâm hôi - Lantana camara; keo dậu - Leucaena leucocephala; cây Mikania; cây mimosa (xấu hổ) - Mimosa pigra; cây thủy lạp - Ligustrum robustum; cỏ ba bớp - Chromolaena odorata; địa cúc - Wedelia trilobata; mâm xôi vàng - Rubus ellipticus); 1 loài thủy sinh không xương sống (ốc bươu vàng); 9 loài côn trùng trên cạn không xương sống gồm (muỗi vằn châu Á - Aedes albopicuts; kiến đầu to - Pheidole megacephalatus; muỗi Anopheles, mối Formosan - Coptotermes formosanus; mọt đốt cứng - Trogoderma granarium; bướm trắng - Bemisia tabaci), và 2 loài sên đất; 4 loài cá (cá chép - Cyprinus caprio; rô phi - Oreochromis mossambicus; trê trắng - Clarius batrachus; cá muỗi - Gambusia affinis); 1 loài chim (sáo nâu Ấn Độ - Acridotheres tristis); và 8 loài động vật có vú gồm (mèo Felis; dê Capra; chuột nhà; hải ly; lợn lòi; thỏ Oryctolagus; chuột nhắt, và chồn Ấn Độ).

Mâu thuẫn về lợi ích

Tuy nhiên các tranh cãi khoa học kéo dài xung quanh vấn đề IAS cho đến nay vẫn là "xung đột lợi ích" của chúng. Một ví dụ phổ biến cho hiện tượng này là cây dây leo có tên gọi bình bát (Coccinia grandis, Cucurbitae) có xuất xứ từ Trung Phi rồi di thực sau đó được trồng phổ biến ở khu vực Nam và Nam Á dưới dạng bán thâm canh phục vụ các nhu cầu của con người.

Tuy nhiên tại Hawaii, Mỹ thì loại cây này lại bị liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm. Hoặc tương tự là cây cà dại hoa trắng (Solanum torvum, Solanaceae) mọc ở Thái Lan được ngành dược dùng để bào chế thuốc chữa bệnh nhưng lại bị người dân ở Papua New Guinea, Fiji, Hawaii và khu vực Thái Bình Dương tẩy chay và sợ như tà ma. Do vậy hiện Thái Lan vẫn gần như “để ngỏ” vấn đề đang còn tranh cãi này và tập trung vào giải pháp “chung sống” thích nghi thông qua công tác quản lý IAS để phục vụ lợi ích kinh tế. Xét về lợi ích kinh tế xã hội thì minh chứng tiêu biểu nhất là cây bèo lục bình, hàng năm có đóng góp  không hề nhỏ đối với nhiều nông hộ tham gia chế biến thành hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, vừa giải quyết việc làm lúc nông nhàn vừa mang lại giá trị xuất khẩu.

Chọn giải pháp sống chung với IAS

Cũng giống như nhiều nước khác  đang lấn cấn trong việc tiếp cận một chiến lược quản lý IAS, hiện ở Thái Lan cũng không có một cơ quan riêng biệt nào đứng ra chịu trách nhiệm về vấn đề này. Quyền quản lý vẫn nằm rải rác, chồng chéo ở nhiều bộ ngành như nông nghiệp phân trách nhiệm cho các mảng trồng trọt, chăn nuôi - thú y, thủy sản, lâm nghiệp - mỗi bộ phận phụ trách một ít theo hướng dẫn của Công ước quốc tế (CITES). Tương tự Bộ Y tế và Bộ Thương mại cũng phân mảng cho từng bộ phận chuyên môn phụ trách những vấn đề liên quan đến dịch bệnh và xuất nhập khẩu các loại cây con.

Mặt khác, chính phủ nước này cũng thành lập một tổ chức Hành động đối với vấn đề IAS, trực thuộc Ủy ban Môi trường quốc gia nhưng thực chất cơ quan này cũng chỉ đảm trách một số nhiệm vụ như điều tra thu thập và tổng hợp thông tin, làm báo cáo đề xuất giải pháp lên chính phủ.

Tr.Doanh

1/ Người dân Thái Lan làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sử dụng cây bèo lục bình

2-3/ Cả cá chép và rô phi đều bị liệt vào danh mục sinh vật ngoại lai đe dọa mất cân bằng sinh thái

BOX: Theo các nhà khoa học, sự tiến hóa của các loài sinh vật gây hại đã được xác định từ lâu, chúng cùng tồn tại song hành với tất cả các cơ thể sống có mặt trên Trái đất nhưng mãi cho tới tháng 6/1992 IAS mới thực sự được nhận diện và đánh giá là vấn đề toàn cầu sau khi các đại biểu quốc tế gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh Trái đất do Liên Hợp quốc tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil. Và sự ra đời của Công ước quốc tế về đa dạng sinh học (CBD) được phê chuẩn và có hiệu lực vào tháng 12/1993. Đến năm 1996, trước những hậu quả tiêu cực mà IAS gây ra đối với môi trường tại nhiều quốc gia, Liên Hợp quốc tiếp tục tổ chức hội nghị tại Trondheim, Na Uy và đưa vấn đề này thành mức báo động toàn cầu, đòi hỏi các quốc gia chung tay hành động cụ thể như đưa ra công cụ, giải pháp khoa học cũng như ban hành chiến dịch tuyên truyền giáo dục nhận thức về tác động của loại sinh vật này đến cộng đồng.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm