| Hotline: 0983.970.780

Quản lý tuyến trùng gây hại hồ tiêu bằng VIFU-SUPER 5GR

Thứ Hai 21/05/2012 , 10:16 (GMT+7)

Tuyến trùng là đối tượng dịch hại khá phổ biến và gây thiệt hại rất lớn đối với các quốc gia trồng tiêu.

Hỏi: Tuyến trùng gây hại như thế nào đối với cây tiêu và mức độ thiệt hại? Xin hướng dẫn cách phòng trừ hiệu quả? (Nguyễn Văn Quang ở xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông)

Đáp:

Tuyến trùng là đối tượng dịch hại khá phổ biến và gây thiệt hại rất lớn đối với các quốc gia trồng tiêu trên thế giới, chỉ tính riêng tuyến trùng Meloidogyne spp. đã gây thiệt hại đến 16% ở các nước Đông Nam Á. Có đến 36 loài tuyến trùng kí sinh gây hại đã được báo cáo, trong đó có hai đối tượng quan trọng nhất là Radopholus similisMeloidogyne spp.

Khoảng 10 giống tuyến trùng được phát hiện ở vùng miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên, trong đó loài Meloidogyne spp. rất phổ biến ở các vùng trồng tiêu. Tuyến trùng ký sinh bên trong rễ tiêu gây hiện tượng u bướu rễ, đặc biệt những hệ thống rễ làm nhiệm vụ hút dinh dưỡng để nuôi cây.

Nghiêm trọng hơn là khi tuyến trùng chui vào bên trong rễ cây tạo vết thương vùng rễ sẽ tạo cơ hội cho nấm Phytophthora, Fusarium, Pythium tấn công gây nên bệnh chết nhanh, chết chậm. Triệu chứng phổ biến là cây có dấu hiệu vàng lá, phổ biến là những lá từ dưới gốc lên, cây chậm phát triển, còi cọc. Khi kiểm tra hệ thống rễ có những u bướu, với nhiều lỗ nhỏ, tròn màu nâu đến nâu đen có kích thước rất nhỏ (hình ảnh gửi kèm).

Thực trạng hiện nay cho thấy hầu hết các vườn tiêu trồng hiện nay hoặc tái canh sau 1-2 năm trồng mức độ tuyến trùng gây hại rất nặng, thậm chí một số nơi bị chết. Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy lượng tuyến trùng trong đất trồng tiêu và trong rễ tiêu có mật số tuyến trùng rất cao, mật số cao nhất trong đất lên đến trên 3.000 tuyến trùng/50g đất, trong rễ lên đến 6.000 tuyến trùng/5g rễ và chủ yếu là tuyến trùng nốt sần Meloidogyne spp.

Quản lý tuyến trùng cần áp dụng tổng hợp các giải pháp trong đó việc áp dụng thuốc phòng trừ là thực sự thiết yếu hiện nay. Theo các nhà khoa học, đối với tuyến trùng việc phòng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi thấy cây có triệu chứng bị tuyến trùng gây hại.

Sản phẩm Vifu-Super 5GR chứa 5% hoạt chất Carbosulfan thuộc nhóm Carbamate. Với ba cơ chế tác động là lưu dẫn, xông hơi và vị độc, tác động nhanh vào cơ thể của tuyến trùng gây ức chế và chết.

Để phòng trừ hữu hiệu tuyến trùng nên xử lý Vifu-Super 5GR 2 lần/năm, vào đầu và giữa mùa mưa với liều lượng 30kg/ha/lần.

Vifu-Super 5GR có ưu điểm giá thành hợp lý hơn các sản phẩm cùng hoạt chất, thuốc tan chậm, không bị rửa rôi hoặc bay hơi nên hiệu lực kéo dài.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.