| Hotline: 0983.970.780

Quản lý vận hành thủy điện, phải có giám sát của địa phương

Thứ Sáu 28/09/2012 , 09:49 (GMT+7)

Sáng ngày 27-9, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo PCLB TW đã về thị sát tình hình động đất và công tác PCLB tại huyện Bắc Trà My và thủy điện Sông Tranh 2.

Đoàn công tác của Ban chỉ đạo PCLB TW thị sát tại thủy điện Sông Tranh 2

Sáng ngày 27-9, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo PCLB TW, do ông Nguyễn Xuân Diệu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo PCLB TW làm trưởng đoàn đã về thị sát tình hình động đất và công tác PCLB tại huyện Bắc Trà My và thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST2).

Đoàn đã đến thăm nhà dân, trường học bị nứt do động đất. Đoàn cũng đã đi thị sát tại bờ đập TĐST2 và làm việc với chính quyền địa phương.

Khắc phục sự cố trên 90% vẫn chưa an tâm

Sau khi đi kiểm tra nhà dân, đoàn công tác đã có buổi làm việc với chính quyền địa phương. Tại đây, thay mặt Ban quản lý (BQL) thủy điện 3 (đơn vị chủ quản TĐST2), ông Vũ Đức Toàn, Phó giám đốc BQL thủy điện 3 tái khẳng định: “Đây là động đất kích thích do quá trình hồ tích nước, không ảnh hưởng đến thân đập TĐST2 và không ảnh hưởng đến tính mạng người dân. Nhưng trước sự thiệt hại nhà cửa của người dân bị nứt do động đất, BQL thủy điện 3, nhà máy TĐST2 đã phối hợp với địa phương kiểm tra tình hình, nắm lấy số liệu thiệt hại và xác nhận đã có trên 200 nhà dân bị nứt. Nhưng nứt do nguyên nhân nào cũng cần phải xem xét. Nếu nứt nhà dân do động đất, sẽ được BQL kết hợp với chính quyền địa phương tính toán để hỗ trợ cho dân”.

Tại đây, ông Huỳnh Ngọc Thiệu, Trưởng phòng NN huyện là người đại diện cho chính quyền địa phương cho biết: “Tính đến 8h, ngày 27-9 theo thống kê đã có 211 nhà dân bị nứt. Trước tình hình trên, huyện đã tổ chức 3 lớp học phổ biến kiến thức ứng phó với động đất cho cán bộ, giáo viên để qua đó tuyên truyền lại cho người dân, huyện cũng đã cấp phát 10 tấn gạo cho dân vùng động đất, đồng thời chủ động tính toán cấp kinh phí hỗ trợ cho các nhà dân bị nứt và về lâu đai sẽ xây dựng kế hoạch sơ tán trong tình huống vỡ đập trình cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Ông Nguyễn Xuân Diệu đặt câu hỏi: “Theo báo cáo của các anh, hiện tại ở mực nước chết là cao trình 140m mức thấm là là 2,02 lít/s. Vậy nếu sau này nước dâng cao khỏi cao trình này thì tình hình sẽ như thế nào?”. Trả lời câu hỏi này, ông Toàn cho rằng: “Hiện nay khắc phục sự cố rò rỉ nước tại thân đập đã đạt trên 90%, đập vẫn an toàn và chúng tôi vẫn tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ là không tích nước. Nước về chừng nào thì sẽ cho chảy tràn chừng nấy”.

Câu trả lời của ông Toàn không làm ông Diệu hài lòng. Ông Diệu nói: “Tôi hỏi, bây giờ ở cao trình 140m là 2,02 lít/s, nếu sau này nước dâng lên cao trình 161m khi đó sức chứa của hồ là 468 triệu m3 lúc đó áp lực nước rất mạnh thì mức thẩm thấu sẽ như thế nào, cùng với tác động của động đất đập có an toàn không?”. Ông Toàn chỉ cho rằng: “Xử lý sự cố ở dưới nước rất khó nhưng đã làm tốt thì xử lý ở trên khô dể làm hơn nên tôi nghĩ đập an toàn”. Ông Diệu cho rằng nói như vậy là chưa được: “Khoa học thì không được cảm nghĩ mà phải cần tính toán kỹ lưỡng đưa ra thông tin chính xác” – ông Diệu nói.

Nếu tích nước tự nhiên thì điều gì sẽ xảy ra?

Ông Huỳnh Ngọc Thiệu, đại diện chính quyền địa phương đưa ra lý luận: “Chính phủ chưa cho tích nước, nhưng nếu lũ lớn tràn về, đập tràn không xả kịp thì có khác chi tự nhiên tích nước. Trong khi đó đập thì không có cống xả đáy. Vậy ai biết điều gì sẽ xảy ra? Các cơ quan chức năng càn phải tính đến tình huống này”. Đây cũng là tình huống mà được rất đông người tại cuộc họp chú ý. Bởi Sông Tranh 2 đã từng xảy ra nhiều cơn lũ lớn.

Trước tình trên, ông Diệu chỉ đạo: Cho dù đập có an toàn cũng phải tính đến phương án sơ tán dân, bên cạnh đó cần nâng cao kiến thức của người dân về đối phỏ, xử lý trong tình huống động đất. Phải xây dựng phương án PCLB tốt nhất trong mọi tình huống. Phải tính đến những phương án có thể xảy ra khi nước dâng đến cao trình 161m hoặc hơn nữa trong mùa mưa lũ, phải đảm bảo an toàn cho người dân vùng hạ lưu và đảm bảo thân đập. Phải xây dựng phương án chống lũ cho vùng hạ lưu.

Ông Diệu cũng cho rằng, quá trình QLVH phải có người đại diện của địa phương giám sát và để họ kịp thời thông báo tình hình xả lũ cho người dân và chính quyền địa phương. Đại diện BQL thủy điện 3 thừa nhận thời qian qua quá trình QLVH thủy điện chưa có giám sát của địa phương.

Trong khi đó tại Bắc Trà My động đất vẫn đang tiếp diễn. Ngày ngày 27-9 vào lúc 13h30 phút tại khu vực TĐST2 lại xảy ra một trận rung chấn. Người dân địa phương lại tiếp tục lo lắng với những cơn rung chân do động đất gây nên.

Sau khi kết thức chuyến công tác tại Bắc Trà My, chiều cùng ngày đoàn công tác của Ban chỉ đạo PCLB TW, tiếp tục họp cùng với Ban PCLB tỉnh Quảng Nam để triển khai công tác PCLB-TKCN trong năm 2012. Tại đây nhiều kiến nghị cũng đã gửi đến Bộ NN-PTNT như sớm bố trí kinh phí thực hiện các dự án kè bảo vệ bờ sông; hỗ trợ kinh phí cho Quảng Nam tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về công tác quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ thủy điện tăng cường công tác tuyền thông trong cộng đồng, thông báo kịp thời về tình hình xả lũ; theo dõi giám sát chặt chẽ quá trình QLVH các hồ thủy điện...

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chỉ ra sai phạm tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra đối với dự án mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi của tỉnh.