| Hotline: 0983.970.780

'Quan tài' phóng xạ chứa 85 nghìn mét khối chất thải đang rò rỉ

Chủ Nhật 03/05/2020 , 14:05 (GMT+7)

Bể chứa chất thải từ các vụ thử bom hydro của Mỹ ở quần đảo Marshall đang làm phát tán phóng xạ ra biển.

Hố bom được tạo sau vụ nổ vào ngày 5/5/1958 (Chiến dịch Hardtack I). Địa điểm này sau đó được sử dụng để lưu trữ chất thải hạt nhân.

Hố bom được tạo sau vụ nổ vào ngày 5/5/1958 (Chiến dịch Hardtack I). Địa điểm này sau đó được sử dụng để lưu trữ chất thải hạt nhân.

Vào sáng sớm ngày 1/3/1954, một tia sáng khổng lồ xuất hiện trên bầu trời Thái Bình Dương.

Chỉ vài giây sau vụ nổ, một đám mây hình nấm bắt đầu bao trùm đảo san hô Bikini thuộc quần đảo Marshall, trước khi đạt độ cao gần 40 km và hơn 7 km chiều rộng, theo tổ chức Atomic Heritage Foundation.

Đám mây được gây ra bởi quả bom nhiệt hạch “Castle Bravo”, quả bom mạnh nhất Mỹ từng kích nổ, lớn hơn khoảng 1.000 lần so với quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima.

Tuy nhiên, đây lại là sự tính toán sai lầm của các nhà khoa học. Vụ nổ lớn hơn 2,5 lần so với những gì kế hoạch và phát tán tro bụi phóng xạ ra hơn 18 nghìn kilômét vuông.

Theo AtomicArchive.com, đảo san hô Bikini không có người ở, nhưng cư dân của các đảo lân cận đã nhận đã bị phơi nhiễm mức phóng xạ 200 rem. Việc sơ tán cư dân chỉ bắt đầu diễn ra sau vụ nổ và người dân phải tiếp tục chịu tác động xấu của lượng phóng xạ khổng lồ.

Trên đảo san hô Rongelap cách nơi thử bom 160km, 90% những người dưới 12 tuổi tại thời điểm vụ nổ mắc u tuyến giáp khi trưởng thành.

Tổng cộng, Hoa Kỳ đã tiến hành 67 vụ thử vũ khí hạt nhân từ năm 1946 đến 1958 trên quần đảo Marshall. Cư dân của các hòn đảo gần đó đã phải di dời.

Mỹ thả quả bom hạt nhân Ivy King cách đảo Runit 600m về phía bắc.

Mỹ thả quả bom hạt nhân Ivy King cách đảo Runit 600m về phía bắc.

Tờ The Times báo cáo rằng từ năm 1977 đến 1980, địa điểm thử nghiệm này đã được dọn sạch bởi khoảng 4.000 quân nhân Hoa Kỳ. Công việc của họ là thu gom chất thải phóng xạ, bao gồm đất bị ô nhiễm, thiết bị quân sự, bê tông và kim loại phế liệu.

Các vật liệu này sau đó được cất trong một bể chứa mái vòm trên đảo Runit và được những người quân nhân phủ kín bằng bê tông, biến nó thành một "quan tài" phóng xạ.

Tờ The Los Angeles Times cho biết bể có thể tích gần 100 nghìn mét khối - tương đương 35 bể bơi Olympic. Hầu hết chất thải bên trong là đất được nhiễm xạ có chứa plutonium, một chất đồng vị gây ung thư.

Mái vòm không được xây dựng để tồn tại mãi mãi và nước biển dâng đã bắt đầu thấm vào những vùng đất bị ô nhiễm dưới đáy.

Trong khi đỉnh của mái vòm được bịt kín bằng bê tông, phần đáy không được xây dựng kĩ càng như vậy. Nước đang đe dọa cấu trúc bể và khiến nó bị nứt.

Ngôi mộ phóng xạ đang nứt

Sau công cuộc dọn dẹp, chỉ 3 trong số 40 hòn đảo đảo san hô được coi là an toàn. Những hòn đảo này là nhà của khoảng 650 người. Hòn đảo nơi có bể chứa phóng xạ không có người ở.

Bộ Năng lượng Hoa Kỳ năm 2013 báo cáo rằng các vật liệu phóng xạ có thể rò rỉ ra môi trường biển, nhưng không thể khẳng định mức độ phơi nhiễm phóng xạ của cư dân địa phương sẽ thay đổi đáng kể.

Từ trên cao, mái vòm trông giống như một đĩa bay khổng lồ.

Từ trên cao, mái vòm trông giống như một đĩa bay khổng lồ.

Tuy nhiên, mực nước biển tiếp tục tăng và dự kiến ​​sẽ cao hơn tới 15cm so với hiện tại và mái vòm có thể bị nhấn chìm hoàn toàn vào năm 2100. Bất kỳ thiệt hại nào đều có thể gây ra những mối đe doạ mới cho sức khỏe.

Mái vòm đã bắt đầu rạn, làm suy yếu cấu trúc tổng thể. Điều này có thể làm bể bị nứt và giải phóng hoàn toàn tất cả các vật liệu phóng xạ bên trong.

Các nhà khoa học không chắc chắn về mức độ phóng xạ

Ken Buesseler, một nhà hóa học phóng xạ biển có kế hoạch kiểm tra mẫu đất tại đảo Runit. Trong một cuộc phỏng vấn với Insider, chuyên gia cho biết mối lo ngại về mức độ phóng xạ có thể bị thổi phồng.

Một người sẽ phải hít plutonium hoặc tiếp xúc với nước bị nhiễm xạ trong một thời gian dài mới có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe.

Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của việc phơi nhiễm phóng xạ đối với hòn đảo và cư dân của nó.

(Theo OutdoorRevival)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.