| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt

Thứ Hai 24/10/2011 , 09:50 (GMT+7)

Với phương châm "Nước rút đến đâu, khắc phục đến đó", người dân Quảng Bình khẩn trương phơi lúa gạo, đồ dùng, vệ sinh nhà cửa, đường giao thông và tiến hành tiêu độc khử trùng nguồn nước...

Hệ thống xử lý nước sạch theo công nghệ Nomad cung cấp nước cho người dân vùng lũ An Thủy (Lệ Thủy)

Đến ngày 23/10, nước lũ đã rút hoàn toàn tại các địa phương ở Quảng Bình. Với phương châm "Nước rút đến đâu, khắc phục đến đó", người dân Quảng Bình khẩn trương phơi lúa gạo, đồ dùng, vệ sinh nhà cửa, đường giao thông và tiến hành tiêu độc khử trùng nguồn nước nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra sau lũ...

Tại xã An Thủy (Lệ Thủy) việc tiến hành vệ sinh nhà cửa, đường giao thông và tiêu độc khử trùng các nguồn nước đang được chính quyền địa phương tiến hành khẩn trương, nghiêm túc. Theo ông Trần Đức Tài- Chủ tịch UBND xã An Thủy thì: “Hàng chục tấn thóc giống, lúa gạo của nhân dân đã bị ướt, hầu hết các giếng nước của nhân dân đã bị ngập vì vậy công tác xử lý nguồn nước uống đang được chính quyền địa phương chú trọng. Sau khi nước rút, xã phát động toàn dân tiến hành làm vệ sinh, kiểm tra tình hình dịch bệnh trong dân và có biện pháp phòng chống...”. Đặc biệt tại các thôn bị ngập nặng như: Tân Lệ, Phú Thọ, Thạch Bàn...lực lượng y tế xã đã chuẩn bị được nhiều cơ số thuốc phòng chống lụt bão hàng trăm cân Cloramin B để tiêu độc khử trùng các giếng nước uống để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân...

Ông Phạm Hữu Thảo- Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho hay: Sau khi nước rút, với phương châm "Nước rút đến đâu, khắc phục đến đó" huyện Lệ Thủy đã huy động hàng trăm đoàn viên thành niên, lực lượng công an, quân đội tiến hành về các địa phương giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ. Trước mắt, các địa phương phải huy động nội lực tập trung vệ sinh các tuyến đường giao thông, giúp dân sửa chữa nhà cửa, vệ sinh các trường học và tiêu độc khử trùng các nguồn nước nhằm đảm bảo cho sinh hoạt của nhân dân. Trung tâm y tế dự phòng huyện đã chuẩn bị nhiều cơ số thuốc phòng chống lụt bão cấp phát về tại các địa phương và nhân dân nhằm hạn chế dịch bệnh...

Trên địa bàn xã Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh) nước đã rút cạn. Con đường làng đã nổi lên mặt nước và sân nhà cũng đã được bà con làm vệ sinh sạch sẽ. Bà Nguyễn Thị Thu (thôn Tân Hiền) tranh thủ giặt giũ áo quần ngay bên mương nước sát nhà. Vừa làm bà vừa kể như kêu ca: “Khiếp gần như cả tuần áo quần chăn màn chi cũng ngâm trong nước, bốc mùi rồi. May mà hôm nay có được tý nắng phải tranh thủ giặt qua phơi lên cho nó khô. Phải tranh thủ giặt để còn về nhà mang mấy tạ thóc bị ướt ra phơi”.

Ngay khi lũ có dấu hiệu rút, ngành y tế đã tập trung lực lượng tăng cường về các cơ sở thực hiện và hướng dẫn bà con vùng lũ xử lý môi trường và nước uống. Đã thực hiện cấp phát 100 cơ số thuốc, các loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh tả, đau bụng, mắt đỏ, nhiễm trùng da...thường hay phát sinh sau lũ. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình cho biết: “Chúng tôi đưa thuốc về và cử cán bộ y tế cắm chốt giúp nhân dân các vùng bị chia cắt, chủ động không để thiếu thuốc, đồng thời chỉ đạo nước rút đến đâu xử lý môi trường đến đó. Nhờ có sự chủ động đó nên vấn đề dịch bệnh đã được kiểm soát và nguồn thuốc luôn được đảm bảo”. Ngoài ra, ngành y tế Quảng Bình cấp cho các địa phương vùng lũ 1.000 kg Clo-ra-min B, 560.000 viên Clo-ra-min B, 714.000 viên Aquatab để xử lý nguồn nước và vệ sinh môi trường. Nhờ vậy. hơn 20.000 giếng khơi bị ngập đã được khử khuẩn kịp thời để có nước sinh hoạt cho người dân.

Được sự hỗ trợ của Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình lắp hệ thống xử lý nước sạch theo công nghệ Nomad của Úc, công suất 5m3/giờ cho nhân dân vùng lũ huyện Lệ Thủy. Theo công nghệ Nomad thì hệ thống này có thể lọc được những cặn bẩn và diệt vi khuẩn gây hại cho người sử dụng nguồn nước, thiết bị lọc được hàng trăm lít nước sạch trong một giờ đồng hồ. Chỉ cần lấy nước lũ đổ vào hệ thống xử lý nước sạch là có thể sử dụng trực tiếp nước để uống. Trong hai ngày (22 và 23/10), hệ thống xử lý nước sạch cung cấp gần 50.000 lít nước, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho hơn 1.800 hộ dân hai xã Liên Thủy và An Thủy. Đang đứng đợi lấy nước đã xử lý vào can nhựa, bà Phan Thị Lê (xã An Thủy) cho hay: “Nhờ có hệ thóng này mà bà con có nước sạch dùng ngay sau khi lũ rút. Nước dùng rất tốt làm bà con yên tâm hơn”.

Sở Công thương Quảng Bình đưa về các địa phương vùng lũ trên 324.000 gói mì tôm, gần 100.000 lít nước đóng chai, trị giá trên 1,2 tỉ đồng hàng hóa để tổ chức cứu trợ cho nhân dân các vùng bị ngập lụt tại các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy và Minh Hóa.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm