| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình lập chốt kiểm dịch động vật để ngăn dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Bảy 16/03/2019 , 08:45 (GMT+7)

Những ngày qua, các ngành, các địa phương trong tỉnh Quảng Bình rốt ráo và chủ động trong nhiệm vụ ngăn chặn sự lây lan của dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) vào địa bàn.

Từ ngày 11/3, UBND tỉnh Quảng Bình đã có QĐ thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật (KDĐV) tạm thời trên địa bàn tỉnh Quảng Bình để phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi (TLCP), từ các tỉnh phía Bắc lây lan vào.

Phun khử trùng ô tô vận chuyển lợn qua chốt KDĐV tạm thời Bắc Quảng Bình

Theo đó, chốt KDĐV tạm thời Bắc Quảng Bình trên QL1A (tại thôn Nam Lãnh, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch). Chốt KDĐV tạm thời trên đường Hồ Chí Minh (tại thôn Tân Ấp, xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa). Trực làm việc tại chốt là lực lượng liên ngành gồm thú y (lđơn vị chủ trì), CSGT, quản lý thị trường tỉnh và chính quyền địa phương trên địa bàn…

Theo ông Trần Công Tám - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi- Thúy y Quảng Bình , nhiệm vụ các chốt thực hiện trực kiểm soát 24/24 giờ các ngày trong tuần, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và ngay khi có phương tiện vận chuyển lợn đi vào địa bàn, lực lượng ở chốt  thực hiện kiểm tra số lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo Giấy chứng nhận kiểm dịch; mã số, dấu, tem vệ sinh thú y; dấu niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển. 

Ngoài ra, lực lượng ở các chốt có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng sức khỏe động vật; thực trạng vệ sinh thú y của sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển; Thực hiện khử trùng tiêu độc và hướng dẫn tuyến đường đi cho các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua địa bàn.”Các chốt còn xác nhận đã kiểm tra động vật, sản phẩm động vật nếu đạt yêu cầu. Trường hợp không đạt yêu cầu thì tạm đình chỉ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và xử lý theo quy định của pháp luật”- ông Tám nói thêm..

Ngoài việc thành lập chốt KDĐV, Quảng Bình còn nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh Quảng Bình (gọi tắt là Ban chỉ đạo). Ban này do ông Lê Minh Ngân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. “Tránh nhiệm của 28 thành viên Ban Chỉ đạo là bám sát cơ sở, nắm chắc diễn biến của DTLCP và các dịch bệnh khác để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh có những giải pháp ứng phó kịp thời và có hiệu quả” - ông Lê Minh Ngân nói.

Tại chốt KDĐV tạm thời Bắc Quảng Bình, một ô tô mang BKS 36C-091.39 chở đầy lợn đi từ phía Hà Tĩnh vào. Trưởng chốt Nguyễn Văn Phương thực hiện kiểm tra các loại giấy tờ liên quan và dấu niêm phong ở thùng xe. Không có dấu hiệu nghi vấn, anh Phương chỉ đạo anh Nguyễn Văn Lợi (là cán bộ thuộc Trung tâm dịch vụ huyện Quảng Trạch) kéo vòi xịt hóa chất tiêu độc, khử trùng xung quanh thân ô tô.

Anh Phương cho biết: “Qua 4 ngày đi vào hoạt động, đã có hàng chục ô tô vận chuyển lợn từ phía bắc đi qua địa bàn. Chúng tôi đều thực hiện kiểm tra thủ tục giấy tờ dấu niêm phong và thực hiện việc phun tiêu độc khử trùng. Cũng chưa có trường hợp nào có biểu hiện bất hợp tác hay vi phạm”.

Người dân các địa phương ở vùng giáp ranh với tỉnh Hà Tĩnh cũng tích cực phối hợp với lực lượng thú y trong việc phòng ngừa, ngăn chặn DTLCP.

Tăng cường phun tiêu độc tại các địa phương sát với tỉnh Hà Tĩnh

Bà Nguyễn Thị Tình (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch), cho hay: “Nhà tôi chăn nuôi mấy con lợn nái sinh sản. Do ở sát đường nên cũng rất lo lắng. Mấy hôm nay cũng may có cán bộ thú y phun thuốc tiêu độc cho và rắc thêm vôi bột”.

Tỉnh Quảng Bình cũng đã chi ngân sách 3 tỷ đồng để mua hóa chất phục vụ cho việc phòng trừ, ngăn chặn dịch bệnh . “Tuy nhiên, tỉnh cũng đang gặp khó khăn nên chúng tôi cũng đã đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ thêm 20 tấn hóa chất để sử dụng trong việc ngăn chặn lây lan của dịch”- ông  Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình, cho biết.

Xem thêm
Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giống lúa TBR97 chinh phục 'chảo lửa’ Krông Pa

GIA LAI Giống lúa TBR97 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân và chính quyền địa phương khi lần đầu tiên xuất hiện ở ‘chảo lửa’ Krông Pa.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.