| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Nước mắt ngóng chồng

Thứ Hai 11/10/2010 , 14:24 (GMT+7)

Làng Quảng Phúc (Quảng Trạch-Quảng Bình) nằm nơi gần cuối đoạn con sông Giang giáp biển. Làng vốn ồn ả tiếng nói cười của dân chài thì mấy hôm nay đã vắng lặng.

Làng Quảng Phúc (Quảng Trạch-Quảng Bình) nằm nơi gần cuối đoạn con sông Giang giáp biển. Làng vốn ồn ả tiếng nói cười của dân chài thì mấy hôm nay đã vắng lặng.

Cơn mưa lũ đã 4 con tàu chìm xuống biển, 2 tàu mất tích và 9 người con của làng bây giờ vẫn chưa biết sống chết ra sao...Sáng 11-10, chúng tôi đến với làng chài.

Đêm kinh hoàng...

Trong ngôi nhà trống hoác, anh Nguyễn Văn Đức (32 tuổi- ở thôn Mỹ Hòa-xã Quảng Phúc-Quảng Trạch-Quảng Bình) e ngại với chúng tôi vì không còn cái gì để ngồi tạm. Anh đưa chúng tôi sang ngồi nhờ nhà hàng xóm, tựa lưng vào tường, trên khuôn mặt vẫn chưa hết nỗi ám ảnh kinh hoàng trong đêm mưa gió. Cuối giờ chiều ngày 4-10, tàu QB 365 TS do anh làm chủ tàu đang cách khu neo đậu Hòn La khoảng gần 2 hải lý và đang trên đường quay vào bờ vì thấy mưa to và gió lớn quá. Ngồi trong ca bin thấy sóng biển đánh chồm qua cửa tàu trắng đục ngầu. Lo, nhưng anh Đức vẫn dự tính cứ đà này thì khoảng gần 1 giờ đồng hò thì sẽ đến bờ an toàn. Một đợt sóng chồm qua con tàu, anh Đức thấy tàu QB 3268 TS đang phát tiến hiệu cấp cứu. 

Anh Nguyễn Văn Đức: “Không ngờ mưa và gió lớn đến như thế...”

Sau hai lần quay lộn né sóng, anh mới cho tàu mình tiếp cận được tàu bạn và đưa anh Nguyễn Văn Đàm chủ tàu cùng 5 thuyền viên sang tàu mình rồi tiếp tục hướng tàu vào đất liền. Chạy được gần nửa giờ đồng hồ thì con tàu bỗng ục ục mấy phát và máy tắt lịm. Thả neo, một con sóng chồm tới làm dây neo đứt phựt. Anh Đức hạ lệnh thả dù, vàng chài lưới xuống biển để neo tàu còn mình xuống khoang máy. Loay hoay một hồ thì máy cũng nổ được, nhưng lúc này nước vào tàu khá nhiều nên tàu cũng không chạy nổi. Thấy bên mạn phải có tàu bạn đã neo được và sáng đèn, anh cố sức đưa tàu vào đuôi tàu bạn (ở xã Cảnh Dương-Quảng Trạch) xin neo nhờ và đưa người sang.

Mẹ con chị Tuyết ngồi ngóng tin chồng, cha

Năm thuyền viên của tàu anh Đàm vừa sang được tàu ở Cảnh Dương thì một con sóng chồm tới hất tàu anh Đức ra xa. Cùng lúc máy tàu chết, toàn con tàu tối om và trôi đi trong sự đùa giỡn khắc nghiệt của sóng biển và mưa, gió ầm ào. Biết không thể làm gì được, anh Đức động viên mọi người bình tĩnh lấy phao, can nhựa buộc vào người để phòng tàu vỡ chìm. Rạng sáng ngày 5-10, con tàu bị sóng đánh dạt vào vùng biển Quảng Xuân (Quảng Trạch) vỡ tan, bảy người trên tàu may sao được sóng đánh lên bờ và được mọi người cứu giúp, thoát chết...

Gia đình ông Chen lập bàn thờ cho con nhưng vẫn hy vọng

Vầy vò hai bàn tay vào nhau, anh Đức nghẹn lời: “Người thoát chết nhưng cũng không còn gì nữa. Trắng tay rồi anh ạ. Con tàu đó, vợ chống tui vay ngân hàng, bạn bè hơn 600 triệu đồng mua cách đây mấy tháng. Rồi bỏ thêm mấy trăm triệu mau sắm thêm thiết nữa, đi được bốn chuyến thì gặp nạn mất tàu. Ở nhà thì lũ to, vợ phải đưa con chạy đi trú nhờ nên đồ đạc, tài sản cũng trôi hết ra biển...”.

“Chừng mô ba về với con...”

Cánh nhà anh Đức không xa là chú ruột của anh Đức, anh Nguyễn Ngọc Tiến (41 tuổi, ở thôn Mỹ Hòa). Tàu anh Tiến có số hiệu QB 93893 TS và trên tàu có 6 thuyền viên. Tàu anh Tiến ra khơi vào ngày 29-9 và đến nay chưa về và cũng không có thông tin gì. Chị Nguyễn Thị Tuyết (vợ anh Tiến) mấy hôm nay nằm một chổ, khóc van trời phật cho chồng và các thuyền viên (cũng là bà con anh em ở cùng thôn) được về nhà bình an. Sáng 11-10, khi chúng tôi đến, chị cố sức dạy ngồi kể chuyện: “Cách đây mấy hôm, anh Tiến có gọi điện về cho vợ con và nói đã đánh được cá trị giá hơn mấy chục triệu đồng.  

Bà con thôn Xuân Lộc đến chia sẻ với gia đình ông Chen

Chuyến này về cũng có tiền trả nợ và mua áo quần cho vợ và các con. Nhưng nghe tin thời tiêt không thuận lợi nên đang có kế hoạch cho tàu vô bờ trước dự định. Đến ngày 4-10, tôi gọi liên lạc thì nghe máy đổ chuông nhưng không ai cầm nghe, tôi nghĩ chắc anh Tiến và mọi người bận việc. Khoảng vài giờ đồng hồ sau thì gọi không được nữa và mất liên lạc cho đến bay giờ...”. Mọi người trong thôn vượt lũ chia nhau tìm kiếm các làng chài ven biển từ Hà Tĩnh vào tận Đà Nẵng nhưng vẫn không có được một thông tin gì. Chị Tuyết ngồi cạch ba con nhỏ, thẩn thờ nhìn ra xa, phía ngoài con sóng đang vổ oàm oạp vào bờ như hy vọng điều gì. Con tàu cũng trị giá ngót cả tỷ đồng, số tiền mà vợ chống ky cóp và vay mượn để mua. Giờ tàu, chồng chị và những người thân còn trôi dạt ở đâu hay là đã gặp điều rủi ro nhất...Chị ngồi như hóa đá, mặc cho cháu bé út mới lên 5 tuổi, cầm tấm hình hai bố con chụp với nhau tháng trước cứ giật giật áo mẹ: “Mẹ ơi- chừng mô ba về với con...”. 

Bến sông nơi tàu ông Chen neo đậu và bị mưa lũ đánh đứt neo trôi ra biển

Tính đến ngày 11-10, toàn tỉnh Quảng Bình đã có có 44 người chết, 16 người mất tích và 44 người bị thương. Tài sản thiệt hại ước tính khoảng 1.400 tỷ dồng. Hiện 4 tàu đánh cá và 16 thuyền viên vẫn chưa liên lạc được.

Cuối xã Quảng Phúc là thôn Xuân Lộc. Chúng tôi về đó cũng quá trưa tiếng khóc từ nhà ông Nguyễn Văn Chen. Ngọc Gản-Trưởng thôn kể lại: “ Chen nghe não nề. Bà con trong thôn đến đông như để chia sẽ nổi buồn trong gia đình. Ông, Ngọc Gản-Trưởng thôn kể lại: “Đêm 4-10, tàu cá QB 3961TS của gia đình ông Chen neo bên triền sông Gianh trước làng. Lúc này mưa như trút, nước lũ sông Gianh đột ngột dâng cao, trên tàu có hai đứa con trai là Nguyễn Văn Chiến (24 tuổi) và Nguyễn Văn Tới (19 tuổi). Lũ lên nhanh và xiết quá nên tàu bị đứt neo và sóng cuốn tàu ra biển. Nghe cấp báo, tôi chạy đến Trạm Biên phòng báo tin và ở đó các chú bộ đội còn liên lạc được với hai anh em Chiến. Nhưng khoảng một lát thì không liên lạc được nữa...”.

Bà nội các cháu Nguyễn Thị O gần 80 tuổi lụm khụm đến ngồi bên con dâu (bà Nguyễn Thị Vinh, vợ ông Chen) như để chở che và mong cháu mình trở về. Bà Vinh khóc ngất mấy hôm nay như không còn đủ sưc cứ gục đầu lên đôi vai già nua của mẹ chồng. Ông Chen cũng không còn giữ được sự điềm tỉnh của người dân chài từng trải. Nỗi lo và như biết trước điều gì đó thật nghiệt ngã đã hiện ra trên khuôn mặt. Ông nói giọng khàn: “Mấy hôm đó, tôi đang Nghệ An vì theo con tàu mới đóng đặt hàng hơn 1 tỷ bạc, Tôi tính khi đưa tàu mới về là giao cho hai con quản lý đi biển, còn tàu cũ cũng còn tốt lắm thì san nhượng lại cho bà con mình. Ai ngờ, việc xảy ra dột ngột quá. Nói thật với mấy chú, nhà tôi đã lập bàn thờ cho các cháu hôm qua rồi. Sinh nghề tử nghiệp biết làm răng. Chỉ thương các con còn tuổi thanh niên mà...”- ông nghẹn lời như nuốt cục đá vào trong.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm