| Hotline: 0983.970.780

Quảng cáo cũng trở thành một ngành kinh tế?

Chủ Nhật 21/08/2016 , 08:29 (GMT+7)

Một hãng sữa vừa tung ra chương trình quảng cáo bằng một bài hát phát liên tục trên các kênh truyền hình, khiến công chúng vừa ngạc nhiên vừa thú vị...

Cũng chen vào vài dòng cổ súy sản phẩm, nhưng tinh thần chung của bài hát là đề cao khát vọng vươn lên.

Xưa nay, các quảng cáo chỉ kéo dài 15 giây hoặc 30 giây, do đó cách quảng cáo bằng bài hát có dung lượng gần ba phút làm cho công chúng một phen xôn xao.

Có hai luồng ý kiến đánh giá khác nhau, một bên cho rằng đó là sáng tạo gắn cái riêng vào cái chung, một bên cho rằng đó là nhờ tiềm lực tài chính hùng mạnh. Vì vậy, hiệu quả của bài hát quảng cáo vẫn còn là ẩn số.

Trong xu hướng phát triển của thị trường, quảng cáo cũng trở thành một ngành kinh tế. Nhân lực ngành quảng cáo đang tăng lên từng ngày, nhưng những sản phẩm quảng cáo do người Việt Nam thực hiện vẫn tương đối nghèo nàn về ý tưởng và thô vụng về thông điệp.

Muốn cho ngành quảng cáo thực sự tham gia kích cầu tiêu dùng, cần có sự thay đổi tích cực về tư duy. Một trong vài căn bản phổ biến của ngành quảng cáo hiện nay là ồn ào và áp đặt.

Phương pháp chủ yếu vẫn là sử dụng người nổi tiếng rồi gióng trống khua chiêng để thu hút dư luận. Kiểu quảng cáo cưỡng cầu ấy đôi khi đem đến sự phản cảm cho đám đông.

Tuy nhiên, điều đáng ái ngại nhất của ngành quảng cáo là thái độ cẩu thả trong quá trình sử dụng chất liệu để xây dựng nội dung.

Thí dụ, một nhãn hiệu cà phê đem rất nhiều gương mặt văn hóa phương Tây ra để quảng cáo. Tại sao doanh nghiệp lại có quyền dùng hình ảnh các vĩ nhân đã khuất một cách tùy tiện như vậy? Thử hỏi, văn hào Balzac của nước Pháp đã qua đời từ năm 1850 thì liên quan gì đến sản phẩm cà phê nước ta mới xuất hiện cuối thế kỷ 20? Tại sao lại có chuyện tác giả bộ “Tấn trò đời” lừng lẫy nhờ uống cà phê mới có thể thăng hoa sáng tạo? Sự gán ghép vô tội vạ kia rất buồn cười, vì khối kẻ uống hàng triệu ly cà phê cũng chỉ để giết thời gian rảnh rỗi mà thôi! Đừng gây ngộ nhận cho giới trẻ, vì sự nghiệp Balzac sừng sững chủ yếu do tài năng và lao động, chứ không phải do bất kỳ loại thức uống nào.

Gần đây, một nhãn hiệu mỳ gói lại dùng bài hát “Ôi, mê ly” của nhạc sĩ Văn Phụng để quảng cáo. Vấn đề tác quyền ở đây đã được giải quyết như thế nào? Nhạc sĩ Văn Phụng đã qua đời ở hải ngoại, ai cho phép lấy ca khúc của ông để quảng cáo? Hơn nữa, lời ca của nhạc sĩ Văn Phụng đã bị chỉnh sửa theo tên gọi của nhãn hiệu mỳ gói, là một hành vi khiếm nhã.

Bài hát “Ôi, mê ly” tồn tại suốt nửa thế kỷ qua, không phải vật vô tri để một đơn vị kinh doanh ngang nhiên bóp méo phục vụ cho chương trình quảng cáo!

(Kiến thức gia đình số 32)

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất