| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam- Đà Nẵng: Mưa lũ làm 13 người chết và mất tích

Thứ Ba 08/11/2011 , 11:42 (GMT+7)

Từ ngày 4-8/11 các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trời mưa to đến rất to đã gây ngập lụt trên diện rộng cho các địa phương này.

Từ ngày 4-8/11 các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trời mưa to đến rất to đã gây ngập lụt trên diện rộng cho các địa phương này.

Dự báo do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới ngoài biển đông, mực nước tại các sông ở 2 tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ tiếp tục lên.  

Mưa lớn gây ngập sâu một số đoạn đường trên QL1A đoạn qua Hòa An, Quận Cẩm Lệ

Ông Lê Duy Vọng, Ủy viên thường trực BCH PCLB-TKCN thành phố Đà Nẵng cho biết, tính đến sáng 8/11, mưa lũ đã làm 2 người chết gồm anh Lê Ngọc Sơn, sinh năm 1976, trú tại Hòa Khương Đông, Hòa Nhơn bị chết đuối trên đường đi đón con và anh Mai Quốc Lập, sinh năm 1993, trú tại phường Hòa An, quận Cẩm Lệ chết đuối do sơ ý trượt chân xuống mương nước. Mưa lũ cũng đã làm ngập một số đoạn đường trên QL 1A, nhất là đoạn từ Hòa An, Cẩm Lệ đến quận Liên Chiểu, đường Lê Duẩn, Đống Đa, Ông Ích Khiêm, Hoàng Hoa Thám… có những nơi ngập sâu từ 0,8-1m gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ liền.

Trao đổi qua điện thoại, ông Trần Văn Trường, Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang nói: “Do vì Hòa Vang là huyện tập trung các hồ đập thủy lợi, địa hình lại thấp trũng nên mấy ngày vừa qua mưa lớn cộng với nước từ thượng nguồn đổ về nhanh nên hầu hết các tuyến đường ngang thuộc các xã Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa Liên, Hòa Sơn…đang bị nước lũ cô lập, giao thông đi lại rất khó khăn.

Người dân hai bên cầu Thầy Lương bị lũ chia căt

Hiện tại hơn 3.400 hộ dân thuộc 8/11 xã trong toàn huyện đang ngập sâu trong nước lũ; trong đó có 400 hộ dân buộc phải di dời đến các tòa nhà cao tầng nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản. BCH PCLB-TKCN thành phố Đà Nẵng đã phát công điện khẩn gửi BCH PCLB-TKCN các quận, huyện; Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP; Bộ chỉ huy quân sự TP và các Sở ban ngành yêu cầu, các địa phương khẩn trương triển khai phương án phòng chống lũ lớn; thông báo cho nhân dân biết tình hình lũ để chủ động ứng phó; kịp thời sơ tán dân ở vùng thấp trũng đến nơi an toàn; tổ chức di chuyển tàu thuyền đến khu neo đậu an toàn; đồng thời, phân công lực lượng chốt chặn ở những vị trí nước ngập sâu trên các tuyến đường.

Các ban quản lý các dự án xây dựng, Cty khai thác thủy lợi, UBND huyện Hòa Vang thường xuyên theo dõi chặt chẽ các hồ chứa nước, đảm bảo an toàn cho các công trình, đặc biệt là các công trình xây dựng trên sông Hàn, sông Cu Đê…

Cầu Thầy Lương đoạn đi qua xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước bị ngập nặng

Trao đổi nhanh với NNVN, Bí thư thành ủy thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói: “Mặc dù Đà Nẵng là thành phố công nghiệp, nông nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ nhưng ngược lại Hòa Vang lại là tâm điểm của mưa lũ nên lãnh đạo TP luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các ban ngành cùng nhân dân phối hợp chặt chẽ những lúc mưa lũ đổ về, mỗi người dân phải luôn chủ động đối phó theo phương châm “4 tại chỗ”. Vì thế đợt mưa lũ kéo dài mấy ngày qua gây ngập lụt nặng nhưng phần thiệt hại được hạn chế xuống mức thấp nhất, nhất là về tính mạng của người dân”.

Tại Quảng Nam, các địa phương đã tổ chức di dời hàng nghìn hộ dân trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

Thôn 2 xã Trà Mai, huyện Nam Trà My có 12 ngôi nhà bị đất đá vùi lấp hoàn toàn. Chính quyền huyện Nam Trà My đã huy động lực lượng đưa người dân đến ở tạm trong nhà cộng đồng tránh lũ để bảo vệ tính mạng. Do tình trạng sạt lở chủ yếu xảy ra trong đêm nên việc ứng cứu gặp khó khăn. Sáng 7.11, tuyến đường ĐT 616 Tam Kỳ đi thị trấn Tắt Pỏ, huyện Nam Trà My đã bị ngập và sạt lở nghiêm trọng.

Tại ngầm sông Trường nằm trên tuyến đường ĐT 616 thuộc xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My cũng đã bị nước dâng lên sâu trên 2m, làm tê tê liệt giao thông hoàn toàn. Các phương tiện giao thông chạy tuyến Tam Kỳ đi Tắt Pỏ lên đến ngầm sông Trường đều phải quay đầu trở lại Tam Kỳ. Các giáo viên ở thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My dạy ở các xã Trà Tân, Trà Bui, Trà Giáp, Trà Ka của huyện Bắc Trà My phải nghỉ dạy lũ lụt, sạt lở núi.

Nước lũ tại Đà Nẵng – Quảng Nam dự báo đang lên nhanh

Tại các tuyến đường ĐT 616 đoạn đi qua xã Trà Bui và đoạn qua thủy điện Tà Vi bị sạt lở gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

Tình hình mưa lũ trên địa bàn huyện Nông Sơn cũng đang diễn ra phức tạp. Đến sáng 8/11, nước lũ đang gây ách tắc giao thông đoạn ngã ba Cầu Muồng (xã Quế Trung) đến Chợ Thơm (xã Quế Lộc). Nhiều đoạn thuộc tuyến đường ĐT611 nước ngập từ 2 - 4m.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn nói: “ Do tuyến đường ĐT611 đoạn đèo Le bị sạt lở nhiều đoạn nên huyện Nông Sơn đang bị cô lập hoàn toàn. Chúng tôi đã huy động lực lượng công an, quân sự phối hợp với các địa phương thường xuyên chốt chặn không cho người dân qua lạ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho mọi người dân”.

Hiện Nông Sơn có khoảng 1.000 nhà dân bị ngập sâu trong lũ, đến hết ngày 7/11, lực lượng xung kích ở các địa phương đã di dời được trên 1.200 hộ với khoảng 6.000 người ở các xã Quế Ninh, Quế Trung, Quế Lộc, Phước Ninh, Quế Lâm… ra khỏi những nơi nguy hiểm. Đồng thời, bố trí đầy đủ cơ số thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, nước uống tại những điểm tránh lũ tập trung.

Thông tin BCH PCLB-TKCN tỉnh Quảng Nam cho biết, tính đến sáng 8/11 mưa lũ đã làm 10 người chết, 1 người mất tích là cháu Nguyễn Văn Thắng (học sinh lớp 7, Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm) bị lũ cuốn trôi tại suối Đá Vách trên địa bàn xã Tiên cảnh, huyện Tiên Phước. Nâng tổng số người chết và mất tích tại 2 tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng lên 13 người.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Quy tụ 66.000 chậu sen để tổ chức lễ hội sen Đồng Tháp 2024

Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 thu hút 66.000 chậu sen, với 57 giống sen được sắp xếp, bố trí đẹp mắt sẽ tạo nên không gian trải nghiệm thú vị.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất