| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam đề xuất hỗ trợ bằng tiền để nhanh chóng tái sản xuất

Thứ Sáu 23/12/2016 , 06:40 (GMT+7)

Sau buổi kiểm tra các vùng thiệt hại do mưa lũ gây ra, sáng 22/12, đoàn công tác Bộ NN-PTNT, do ông Nguyễn Đức Quang, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống thiên tai, Tổng cục Thủy lợi, có buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam.

Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị, Trung ương cần hỗ trợ tiền mặt để bà con chủ động mua giống nhanh chóng tái SX sau lũ.

14-51-22_nh-1
Đoàn công tác Bộ NN-PTNT làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam
 

Ông Huỳnh Tấn Đức, GĐ Sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết, đợt mưa lũ kéo dài gây thiệt hại lớn cho địa phương. Cụ thể có 7 người chết và 33 người bị thương. Mưa lũ khiến 18 nhà bị thiệt hại hoàn toàn, 19 nhà hư hại, 22 nhà bị thiệt hại một phần.

Đặc biệt có 823ha lúa bị thiệt hại, 3.696ha hoa màu mất trắng. Lĩnh vực chăn nuôi có 244 con gia súc bị chết; 6.691 con gia cầm chết. Hơn 35.000m kênh mương bị sạt lở; 80.000m3 đất đá bồi lấp; 38 cống bị hư hỏng; 7 đập bị sạt lở và 3 trạm bơm hư hỏng.

Để khắc phục sau lũ, tỉnh Quảng Nam đề nghị Trung ương hỗ trợ 15 tỷ đồng để mua giống SXNN, 30 tỷ đồng khắc phục hư hỏng công trình thủy lợi. Hơn 10 tỷ đồng khắc phục khẩn cấp và nghiên cứu giải pháp tổng thể xử lý tình hình sạt lở ở bờ biển tại Hội An và 50 tỷ đồng khắc phục các công trình giao thông hư hỏng sau lũ.

14-51-22_nh-2
Ông Nguyễn Như Cường, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt kiểm tra rau màu ở cánh đồng rau chuyên canh Bàu Tròn, xã Đại An, huyện Đại Lộc hư hỏng
 

“Ngoài ra, cũng đề nghị hỗ trợ 9 tỷ đồng cho 18 địa phương khắc phục tình hình sạt lở hư hỏng đường giao thông liên thôn, liên xã sau lũ. Về y tế dự phòng, đề nghị hỗ trợ 100 cơ số thuốc dự phòng, 2 tấn CloraminB và 100.000 viên Aquatab”, ông Đức nói.

Theo ông Đức, riêng SX lúa vụ ĐX ngành nông nghiệp đã có phương án chuyển đổi cơ cấu giống lúa ngắn ngày thay cho dài ngày.

14-51-22_nh-3
Đoàn công tác Bộ NN-PTNT kiểm tra cánh đồng SXNN xã Đại Cường, huyện Đại Lộc bị nước lũ bào mòn, xói lở
 

Theo đó, chuyển đổi lịch thời vụ chuyển sang gieo sạ từ 15-20/1/2017. Về hỗ trợ rau màu, tỉnh Quảng Nam cấp kinh phí hỗ trợ 2 triệu đồng/ha, huyện 1 triệu đồng/ha. Ngoài ra theo Quyết định 142 của Chính phủ, hỗ trợ 2 triệu đồng/ha.

“Như vậy sẽ hỗ trợ 5 triệu đồng/ha, số tiền này mới đáp ứng được khoảng 50% tiền giống. Tuy nhiên, để chờ nguồn trợ hỗ trợ Trung ương rất lâu, trong lúc thời vụ quá gấp. Chúng tôi đề nghị Trung ương nên hỗ trợ tiền cho nông dân. Qua đó, người dân lựa chọn mua những loại giống phù để canh tác cho kịp rau vụ Tết Nguyên đán”, ông Đức bày tỏ.

Đồng quan điểm, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, Tết Nguyên đán còn hơn 1 tháng, nếu chờ nguồn giống Trung ương về quá muộn. Do đó, cần hỗ trợ tiền để bà con mua giống tái SX.

14-51-22_nh-4
Ruộng đồng ven sông Vu Gia, Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam bị cát vùi lấp từ 0,5-1m. Nếu có sự hỗ trợ giống của Nhà nước, người dân không thể tái SX sau lũ
 

14-51-22_nh-5
Người dân Quảng Nam thiếu giống rau SX sau lũ

 

Ông Nguyễn Đức Quang, Phó Cục trưởng cục Phòng chống thiên tai, Tổng cục thủy Lợi, cho hay, đi thực tế tại huyện Đại Lộc cho thấy nhiều diện tích đất nông nghiệp bị cát vùi lấp, bào mòn rất nghiêm trọng. Do đó rất khó khắc phục tái SX. Tuy nhiên, trong quyết định hỗ trợ sau lũ thì nội dung này không có trong danh mục. “Chúng tôi sẽ có đề xuất bổ sung vào chính sách hỗ trợ sau lũ. Bộ NN-PTNT lúc nào cũng đồng tình hỗ trợ việc này, tuy nhiên muốn đồng thuận giữa các Bộ ngành cần phải có báo cáo cụ thể”, ông Quang nói.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm