| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử

Thứ Sáu 19/07/2019 , 14:14 (GMT+7)

Sáng 19/7, Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam về tình hình khô hạn, xâm nhập mặn đang xảy ra trên địa bàn tỉnh này.

Giống như các địa phương khác ở Miền Trung, suốt hơn 2 tháng liên tục, đặc biệt là thời điểm từ đầu tháng 6 đến nay, thời tiết ở Quảng Nam nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao và nước mặn xâm nhập mạnh nên công tác tưới cho diện tích cây trồng vụ hè thu gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy Lợi làm việc với tỉnh Quảng Nam.

Qua thống kê ở các địa phương thì hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 12.000ha trên tổng số hơn 25.000ha diện tích sản xuất vụ hè thu đang phải thực hiện các giải pháp phòng chống hạn và nhiễm mặn.

Trước tình hình đó, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các địa phương tăng cường tìm tất cả các nguồn nước để phục vụ tưới. Thế nhưng, toàn tỉnh vẫn có trên 100ha chủ yếu ở TX. Điện Bàn và huyện Duy Xuyên đã hết giải pháp, không còn nguồn để cung cấp nước.

Theo Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam, do nắng nóng kéo dài nên mực nước các hồ chứa giảm thấp nhanh. Nguồn nước sông Thu Bồn liên tục giảm thấp đến rất thấp nên nước mặn xâm nhập rất mạnh.

Để khắc phục, Cty đã thực hiện đào vét đầu sông Lạc Thành, UBND thị xã Điện Bàn nạo vét sông La Thọ lấy nước từ sông Vu Gia xả qua đập dâng Thanh Quýt về sông Vĩnh Điện hòa, đẩy mặn để bơm tưới nhưng đến nay nước mặn đã xâm nhập quá khốc liệt có tính lịch sử.

Tỉnh Quảng Nam tiến hành đặp đập để ngăn mặn xâm nhập.

Trên sông Thu Bồn cách đầu sông Vĩnh Điện (Vòm Cẩm Đồng) về phía thượng lưu 2km nồng độ mặn đã lên đến 7‰; tại bể hút trạm bơm Vĩnh Điện đã 2‰ và với tình hình này thì diện tích tưới gần 2.000ha thuộc các trạm bơm lấy nước trên sông Vĩnh Điện đang và sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Sau khi chia sẻ với những khó khăn của địa phương, ông Nguyễn Văn Tỉnh đề nghị tỉnh Quảng Nam có văn bản báo cáo với Bộ NN-PTNT về tình hình thực tế đang diễn ra tại địa phương bên cạnh đó, tỉnh cũng cần tổ chức các cuộc họp và mời các bên liên quan đặc biệt là các thủy điện, Sở Tài nguyên - Môi trường để bàn hướng xử lý.

“Về lâu dài, thì chúng tôi đang cùng với các Viện bám sát địa bàn, nắm thông tin dự báo nguồn nước cũng như giúp các địa phương xây dựng từng kịch bản bố trí nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất. Thứ 2 nữa là phải tính đến phương án né mặn, điều chỉnh việc cân đối gieo sạ để lấy nước khi xảy ra hạn hán. Tiếp nữa là điều chỉnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý. Tuy nhiên việc chuyển đổi thì phải tính đến đầu ra của sản phẩm và phải bàn kỹ trước khi thực hiện”, ông Tỉnh nói.

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu trong xây dựng nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Rủ nhau đi hái lộc rừng

Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.