| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam huy động tổng lực làm rõ nguyên nhân công nhân ngất xỉu

Thứ Sáu 28/10/2016 , 19:44 (GMT+7)

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở, ngành khẩn trương xác minh, làm rõ việc công nhân Cty Dệt may Panko Tam Thăng bị ngất xỉu trong hai ngày qua. Đồng thời để trấn an tâm lý người lao động và tiến hành kiểm tra lại nhà xưởng, Cty cho toàn bộ công nhân của nhà máy nghỉ làm việc vào ngày 29/10...  


Sau khi được y bác sĩ chăm sóc, số công nhân ngất xỉu đã xuất viện chiều ngày 28/10
 

Chiều 28/10, tỉnh Quảng Nam có văn bản yêu cầu Sở LĐ-TBXH chủ trì, phối hợp với BQL Khu kinh tế mở Chu Lai, Sở TN-MT, Sở Y tế, Công an và CTNHH MTV Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Chu Lai trước mắt tổ chức thăm hỏi, chăm sóc sức khỏe đối với các công nhân Cty Dệt may Panko Tam Thăng (xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ) bị ngất xỉu.

“Các sở ngành khẩn trương xác minh, làm rõ nguyên nhân công nhân ngất xỉu và báo cáo UBND tỉnh theo dõi, tiếp tục chỉ đạo”, ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu.

Sáng cùng ngày, ông Toàn cùng nhiều Sở ngành tiến hành kiểm tra thực tế tại Cty Dệt may Panko Tam Thăng. Tại đây đoàn ghi nhận, chiều 27/10, Cty khởi động một phân xưởng mới lắp ráp, do không khí nóng, không thông thoáng; xướng chưa lắp hút gió, không có các máy quạt nên một số công nhân bị ngất.

Chiều cùng ngày, Cty Dệt may Panko Tam Thăng có văn bản gửi đến UBND tỉnh Quảng Nam báo cáo sự việc. Văn bản cho hay, chiều 27/10, vì thời tiết oi nóng cộng thêm việc vận hành thử một số thiết bị máy móc dẫn đến nhiệt độ tại khu vực chuyền 24, xưởng 3 tăng cao. Một số công nhân nữ làm việc gần nơi có nhiệt độ tăng cao này ngất xỉu.


Cty Dệt may Panko Tam Thăng, nơi 2 ngày qua có nhiều công nhân ngất xỉu
 

Sau đó là hiện tượng hiệu ứng dây chuyền hay còn gọi là hiện tượng Hysterie (một chứng bệnh về tinh thần - tâm lý, có đặc tính là dễ bị kích ứng, tạo nên hiệu ứng dây chuyền) dẫn đến nhiều công nhân nữ của xưởng 3, xưởng 4 và xưởng 1 ngất xỉu theo.

Bộ phận Y tế tại Cty đã tiến hành sơ cấp cứu kịp thời, một số sau khi trấn tĩnh tâm lý, được đưa về nhà. Có tất cả 23 người được chuyển đến cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Minh Thiện, sau khi truyền dịch, trấn an tâm lý đã ra viện và về nhà.

Sáng 28/10, toàn bộ công nhân các xưởng may đi làm đầy đủ. Tuy nhiên vì tâm lý chưa ổn định, hiện tượng ngất xỉu hàng loạt tiếp tục diễn ra vào lúc 8h sáng tại tất cả các xưởng. Có tất cả 43 công nhân được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Minh Thiện và bệnh viện đa khoa Thái Bình Dương. Hiện các trường hợp này đã hồi phục sức khỏe, trấn an được tâm lý và đưa về nhà.


Sáng 28/10, công nhân ngất xỉu được đưa đến bệnh viện cấp cứu
 

“Để trấn an tâm lý người lao động đồng thời tiến hành kiểm tra lại nhà xưởng, Cty cho toàn bộ công nhân của nhà máy nghỉ làm việc vào ngày 29/10. Tất cả chi phí khám chữa bệnh của công nhân tại các bệnh viện đều do Cty chi trả”, văn bản nêu rõ.

Cũng theo văn bản, Cty sẽ phối kết hợp với các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh Quảng Nam tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống máy móc, trang thiết bị, môi trường làm việc tại nhà máy vào ngày 29/10 để đưa ra kết luận chính xác cho sự việc.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm