| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam: Rau quả phục vụ Tết mất trắng

Thứ Ba 20/12/2016 , 09:02 (GMT+7)

Sáng 19/12, chúng tôi về vựa rau quả lớn nhất tỉnh Quảng Nam ở cánh đồng chuyên rau Bàu Tròn, xã Đại An, huyện Đại Lộc, không khỏi xót xa.

Cảnh những ruộng rau cải, xà lách, dền… thối rữa; đậu cô ve, dưa leo, đậu tây… héo úa. Giàn bầu bí sập hoàn toàn do lũ cuốn, quanh ruộng bùn non nhầy nhụa, còn số diện tích ven sông cát bồi lấp sâu.

15-51-09_nh-1
Những giàn đậu cô ve ở cánh đồng chuyên canh rau Bàu Tròn, xã Đại An, huyện Đại Lộc chết sau lũ
 

Lão nông Huỳnh Văn Bông nghẹn ngào: Cách đây 1 tháng, ông dựng giàn, cắm cọc giăng lưới trồng rau quả phục vụ Tết Nguyên đán 7 sào. Trong đó 1 sào rau cải, xà lách; 2 sào dưa leo, 1 sào ớt, 1 sào đậu, 1 sào đu đủ và 1 sào đậu cô ve thì nước lũ nhấn chìm trong nhiều ngày.

“Ngày 5/12 nước lũ gây hư hỏng rất nhiều, sau lũ đi qua tôi ra dặm tỉa thêm đã nẩy mầm thì ngày 13/12 nước lũ ập về nhấn chìm đến ngày 16/12 mới rút. Tất cả đã chết sạch không còn một cây sống sót, bình quân 1 sào đầu tư 4 triệu đồng giờ mất trắng”, ông Bông nói như mếu.

Ở Bàu Tròn, gần 100% hộ canh tác rau màu mất trắng. Ngoài ra, hàng chục ha ngô, lạc, thuốc lá của người dân trồng ven sông bị vùi lấp, xói lở.

15-51-09_nh-2
Người dân xót xa những giàn dưa leo, bầu bí bị lũ cuốn sập

 

“Hơn 5 sào ngô ngâm nhiều ngày trong nước chờ nắng lên thì chết khô, không còn cách nào khác, cây nào không lấm bùn cắt về cho bò ăn. Giờ có SX tiếp thì mùa vụ chậm trễ, bởi thu dọn mất nhiều ngày mới gieo trồng được”, ông Trần Văn Hùng than thở khi vác bó cây ngô đưa về.

Cách con sông Quảng Huế, phía bên kia cánh đồng là vợ chồng ông Phạm Văn Tuấn, xã Đại Cường đang đi lượm cọc tre và lưới bao nằm vung vãi ruộng rau. Đợt lũ đã cuốn trôi tất cả 5 sào rau quả nên ông Tuấn chỉ đi vớt vát được những thứ này tận dụng cho mùa vụ sau.

15-51-09_nh-3
Người dân vớt vát sau lũ

 

“Chưa có năm nào lũ muộn xuất hiện như năm nay. Kinh nghiệm từ trước để lại, sau 23/10 âm lịch sẽ không có lũ lớn. Vậy mà quy luật đó đã không còn đúng nữa, lũ do tự nhiên thì người dân còn chủ động được con nước lên xuống như thế nào. Còn nay mưa lớn kết hợp thủy điện xả rất khó tránh”, ông Tuấn than phiền.

Cùng chung cảnh ngộ, cánh đồng rau thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, thiệt hại nặng nề. Đang cứu 3 sào rau khoai vừa trồng được hơn 1 tháng, lão nông Nguyễn Văn Rân chua xót: “Tôi mới cắt được một lứa bán thu gần một triệu đồng, rứa mà nước lũ nhấn chìm. Bùn non bám đầy trên lá, nếu không dội nước đầy bùn trôi thì nắng lên chết sạch”.

15-51-09_nh-4
Nhiều diện tích trồng rau, cây hoa màu ở huyện Đại Lộc bị cát vùi lấp sâu

 

Cũng tại huyện Duy Xuyên, xã chuyên canh trồng rau vụ đông Duy Phước có hơn 60ha rau quả bị mất trắng do lũ.

Ông Lê Muộn, Phó GĐ Sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết, riêng các cây trồng như: Khổ qua, dưa leo, đậu cô ve, ớt, bầu, bí, mướp… Tết này sẽ không có bán.

15-51-09_nh-5
Ngô hư hại người dân tận thu về cho gia súc ăn

 

15-51-09_nh-6
Sau lũ rau tại các chợ ở Quảng Nam tăng 2-3 lần

 

Rau quả tăng giá chóng mặt

Sáng 19/12, khảo sát tại các chợ TP Tam Kỳ, Quảng Nam giá rau quả tăng gấp 2-3 lần so với trước lũ.

Cụ thể một bó rau mồng tơi trước đây 4.000-5.000 đồng, nay tăng lên 15.000 đồng/bó. Rau muống, 3.000-5.000 đồng/bó nay tăng từ 8.000-13.000 đồng/bó. Các loại rau xanh khác đều tăng gấp 2 lần trở lên.

Đặc biệt ớt tăng đến mấy chục lần so với ngày thường, hiện giá bán ớt được tính theo quả, với giá từ 500-1.000 đồng/quả.


 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm