| Hotline: 0983.970.780

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình:

Quảng Nam ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính chưa cao

Chủ Nhật 29/07/2018 , 21:17 (GMT+7)

Ngày 29/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban chỉ  đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Nam về công tác CCHC của tỉnh.

 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình biểu dương những kết quả đáng khích lệ trong công tác CCHC mà tỉnh Quảng Nam đạt được

Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình biểu dương những kết quả đáng khích lệ trong công tác CCHC mà tỉnh Quảng Nam đạt được thời gian qua. Tỉnh đã triển khai 442 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 39 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.

Bên cạnh đó, công tác CCHC của Quảng Nam còn tồn tại một số hạn chế; ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính còn chưa cao. Trung tâm Hành chính công tỉnh, Trung tâm Hành chính công thành phố Tam Kỳ chưa kết nối liên thông để luân chuyển hồ sơ trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước bằng phương thức điện tử…

Đề cập đến phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị Lãnh đạo Tỉnh Quảng Nam cần chỉ đạo: Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện cải cách hành chính gắn với thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW  ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến” và "tự chuyển hóa” trong nội bộ và thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo chuyển biến về nhận thức trong toàn hệ thống chính trị và bộ máy công quyền, làm cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thấm nhuần lời dạy và tư tưởng của Bác Hồ là “công bộc của dân”, phải gần dân, hiểu dân, học dân, trọng dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính tại Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020; gắn kết chặt chẽ công tác cải cách hành chính của bộ, ngành với cải cách hành chính của các địa phương để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong cải cách hành chính của từng ngành, lĩnh vực.

Đồng thời, tỉnh cần đẩy mạnh thực hiện đổi mới, sắp xếp và kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền giải quyết công việc và gắn kết chặt chẽ với các chính sách tinh giản biên chế trên cơ sở triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 3/2/2018 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Phó Thủ tướng Thường trực lưu ý, Quảng Nam cần tăng cường công tác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện CCHC của các cơ quan, đơn vị...

Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu tỉnh Quảng Nam tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/1/2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 23/4/2017.

Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến xây dựng, đất đai, thuế, hải quan, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiếp cận điện năng, phát triển du lịch..., tăng cường công khai, minh bạch, tổ chức tốt việc giải quyết thủ tục hành chính, hạn chế tối đa việc giải quyết quá hạn, không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực. Tổ chức triển khai có chất lượng, hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện theo đúng quy định; lưu ý cần có hướng dẫn điền biểu mẫu bằng điện tử, hướng dẫn ưu tiên cho các đối tượng người già, trẻ em, người tàn tật, phụ nữ có thai... khi đến giải quyết thủ tục hành chính tại các Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện tốt việc trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp thuộc phạm vi thẩm quyền của tỉnh tiếp nhận qua các kênh thông tin khác nhau; thực hiện tốt việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định tại Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Thường trực lưu ý, Quảng Nam cần tăng cường công tác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện CCHC của các cơ quan, đơn vị; tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng khảo sát, đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức làm mục tiêu phục vụ của các cơ quan. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân, tạo sự đồng thuận của người dân, xã hội đối với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC./.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm