| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ngãi: Công nhận cây di sản Việt Nam

Thứ Bảy 24/03/2018 , 12:34 (GMT+7)

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 16 cây cổ thụ được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Cây Đa ở Dinh Bà thuộc tổ dân phố 15, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi được công nhận là cây di sản Việt Nam

Ngày 24/3, UBND phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận cây di sản Việt Nam đối với cây Đa ở Dinh Bà thuộc tổ dân phố 15, phường Quảng Phú.

Trong đợt này, ngoài cây Đa nói trên, còn có 2 cây khác được công nhận “Cây di sản Việt Nam”, gồm: Cây Đa phường Trương Quang Trọng (ngay khách sạn Mỹ Trà) và cây Thị phường Nghĩa Dõng, TP. Quảng Ngãi.

 UBND phường Quảng Phú đón nhận Bằng công nhận cây di sản Việt Nam đối với cây Đa ở Dinh Bà thuộc tổ dân phố 15

Theo truyền miệng, cây Đa (hay còn gọi là cây Da) trong Dinh Bà, tổ dân phố 15, phường Quảng Phú có tuổi đời hơn 200 năm. Cây có dáng uy nghiêm, tán rộng, thân to 5- 6 người ôm không xuể, diện tích độ phủ tán khoảng 500m2.

Cây mọc tự nhiên, được người dân bảo vệ, chăm sóc thành cây Đa cổ thụ. Ngày nay, cây Đa cổ thụ này được ví như “nhân chứng sống” qua bao thăng trầm lịch sử của dân tộc...

Cây Đa ở Dinh Bà thuộc tổ dân phố 15, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi

Bà Lê Thị Mỹ Diệp, Phó giám đốc Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 16 cây cổ thụ được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Qua đó cho thấy, người dân Quảng Ngãi vẫn giữ được nét văn hóa xa xưa là tôn trọng, giữ gìn những gì mang dáng dấp của vùng quê yên bình… gắn liền với đời sống, sinh hoạt thường nhật của họ.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất