| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ngãi: Đầu tư 290 tỷ đồng thực hiện Đề án OCOP

Thứ Sáu 22/02/2019 , 14:05 (GMT+7)

Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2018- 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

16-12-28_1
Huyện Bình Sơn có nhiều sản phẩm nông nghiệp

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 của Đề án là ​hoàn thiện, tiêu chuẩn hóa khoảng 66 sản phẩm, dịch vụ nông thôn hiện có; phát triển mới 4 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn sản phẩm; chứng nhận khoảng từ 20-25 sản phẩm đạt hạng từ 3-5 sao và có ít nhất 3 sản phẩm đạt hạng 5 sao cấp tỉnh; phát triển 1-2 điểm văn hóa du lịch đạt tiêu chuẩn; củng cố khoảng 100 tổ chức kinh tế SX, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch nông thôn hiện có.

Trong giai đoạn 2021 – 2030, Đề án đề ra mục tiêu hoàn thiện, tiêu chuẩn hóa khoảng 100 sản phẩm, dịch vụ nông thôn hiện có và phát triển mới 7 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP; phát triển các tổ chức kinh tế: phát triển mới ít nhất 14 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP; đảm bảo cho chu trình OCOP được vận hành một cách tự động, tự giác trở thành một phong trào thi đua khởi nghiệp mạnh mẽ; có đội ngũ cán bộ, chuyên gia được chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả.

Về phạm vi, Đề án triển khai thực hiện tại 184 xã, phường, thị trấn. Đề án phát triển sản phẩm, dịch vụ tập trung phát triển 66 sản phẩm hiện có dự kiến lựa chọn hoàn thiện, nâng cấp trong chương trình OCOP của tỉnh theo 6 nhóm, gồm: Thực phẩm (40 sản phẩm); đồ uống (4 sản phẩm); thảo dược (4 sản phẩm); vải - may mặc (1 sản phẩm); lưu niệm - nội thất - trang trí (11 sản phẩm); dịch vụ du lịch nông thôn (6 sản phẩm).

Ngoài ra còn có 4 sản phẩm mới cũng sẽ tham gia chương trình OCOP 2018-2020 gồm: Măng tây Linh Đan Mộ Đức, Mật ong rừng Ba Tơ, Gừng gió Tây Trà, du lịch sinh thái Bãi Dừa Nghĩa Hòa.

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình khoảng 290 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách nhà nước gần 90 tỷ đồng; vốn ngoài ngân sách trên 200 tỷ đồng.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm