| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ngãi: Người dân ở khu TĐC Hà Nang bị bỏ rơi

Thứ Ba 24/03/2009 , 09:10 (GMT+7)

Đến nay đã hơn nửa năm trôi qua, thế nhưng khu tái định cư Hà Nang, xã Trà Thuỷ, huyện Trà Bồng vẫn trong tình trạng "bốn không".

Đến nay đã hơn nửa năm trôi qua, thế nhưng khu tái định cư (TĐC) Hà Nang, xã Trà Thuỷ, huyện Trà Bồng vẫn trong tình trạng "bốn không": Không trường học, không điện thắp sáng, không trạm y tế, và không được cấp đất sản xuất...

Hứa hẹn rồi để đấy

Mặc dù được ông Hồ Văn Kim - Chủ tịch Hội Nông dân xã Trà Thuỷ dẫn đường, thế nhưng phải mất hơn 2 giờ đồng hồ vượt núi, lội suối chúng tôi mới đến được nơi ở cũ của người dân thôn 4 nằm dưới chân núi Bình Vông. Thay vào những ngôi nhà sàn hôm nào là 8 căn lều lợp bằng tranh, ni lông được người dân dựng tạm làm nơi trú ngụ để chăn thả gia súc, thu nhặt hoa màu còn sót lại trước khi nơi đây trở thành lòng hồ thuỷ điện Hà Nang.

Ông Hồ Văn Tiến - Trưởng thôn 4 buồn bã: Trước khi di dời, cùng với sự giải thích và vận động của chính quyền xã và huyện, đại diện chủ đầu tư là Cty CP ĐT& XD Thiên Tân cũng đã hứa hỗ trợ, giúp đỡ cho bà con khi về nơi ở mới, nên mọi người yên tâm di dời. Vậy mà bây giờ họ quên hết. Đã hơn 7 tháng rồi, nhưng số gạo hứa hỗ trợ 15kg gạo/người/tháng trong 6 tháng vẫn chưa cấp phát; trường cấp 1, điện thắp sáng cũng không. Ngay cả đất sản xuất để trồng trọt cũng chưa ai được cấp mét nào.Thôn đã nhiều lần báo cáo lên xã, huyện rồi, nhưng chẳng hiệu quả.

Không chỉ quên những gì đã hứa, một số công trình đã xây dựng ở khu TĐC cũng có vấn đề. Chỉ mới qua mùa mưa năm rồi, thế nhưng hệ thống ống dẫn nước bị hư hỏng nghiêm trọng. Chờ mãi không thấy ai đến sửa nên để có nước sinh hoạt, mỗi gia đình đóng góp 50.000 đồng/hộ để làm lại. Bên cạnh đó, để có nơi cho các em học tập, thôn cũng vận động bà con người góp công, người cho ván dựng tạm lớp cho các em. Ngay cả nhà ở, ngoài chuyện không có công trình vệ sinh, mỗi khi trời mưa thì gần 100% số nhà này đều bị dột.

Không cấp đất nhưng cấp... giống cây trồng

Từ nhiều tháng qua, hàng trăm người dân ở khu TĐC Hà Nang lại dắt díu nhau trở về làng cũ nằm cách nơi ở mới hơn 5 cây số để tìm cách mưu sinh. Bên lối mòn gần chân núi Bình Vông, già Hồ Thị Mười (80 tuổi) móm mém: "Ở nhà không có gì làm nên tau ra đây lột ít vỏ quế bán lấy tiền mua thêm ít gạo". Mà đâu chỉ người già, nhiều đứa trẻ đang đi học cấp 1, cấp 2 cũng được cha mẹ cho nghỉ để vào rừng để lột quế, nguồn thu duy nhất của 104 hộ gia đình ở khu TĐC Hà Nang. "Cũng nhờ quế chưa bị ngập nên người trong làng còn có thứ để mà thu hoạch bán kiếm tiền mua gạo, nếu không thì biết lấy gì để sống", anh Hồ Văn Đạt thở dài.

Một điều khó hiểu nữa là tuy chưa được chia một mét đất nào để sản xuất, thế nhưng vào cuối tháng 2/2009, các hộ dân ở khu TĐC Hà Nang lại được cấp cây để trồng. Dẫn chúng tôi ra phía sau nhà chỉ và vào số cây cau giống bị bỏ nằm khô cong sát vách tường, ông Hồ Văn Minh giải thích: "Không phải làm biếng, nhưng chưa cho đất nên không biết trồng nó ở chỗ nào cả".

Để xây công trình thuỷ điện Hà Nang, 104 hộ dân Trà Thuỷ đã phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình di dời đến nơi ở mới. Nhưng, chẳng lẽ họ lại bị bỏ rơi như vậy?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm