| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ

Thứ Sáu 23/11/2018 , 10:56 (GMT+7)

Hơn 2 năm thực hiện nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển dịch vụ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, với sự quyết liệt điều hành và tập trung chỉ đạo của cả hệ thống chính trị cùng sự nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, tình hình KT-XH của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những bước phát triển và chuyển dịch tích cực.

Tăng trưởng đột phá

Từ những nỗ lực triển khai, sau hơn 2 năm thực hiện nghị quyết, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh tăng 10,3%, tăng cao so với bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ từ 41,2% lên 42,9%.

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đang khẩn trương hoàn thiện

Đây là bước tăng trưởng có tính đột phá tạo tiền đề để tỉnh hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề ra. (Chỉ tiêu Nghị quyết là đến năm 2020 tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 48 - 49% và tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân đạt 11-13%/năm). Kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh đã đạt dấu mốc quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,1%, cao nhất so với cùng kỳ 6 năm gần đây. Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ ước tăng 14,2% cùng kỳ. Thu ngân sách từ dịch vụ ước tăng 16% cùng kỳ.

Qua đó đã tạo tiền đề cho lĩnh vực dịch vụ du lịch đạt những kết quả bứt phá. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững, tạo chuyển biến tích cực về chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu địa phương được triển khai tích cực bước đầu đã xây dựng được thương hiệu hình ảnh du lịch của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường. Ngành du lịch đã tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, góp phần không nhỏ vào việc phát triển KT-XH chung của tỉnh. Trong 2 năm 2016-2017, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt trên 18,2 triệu lượt, tăng bình quân 12,7%/năm, trong đó, khách quốc tế đạt 7,8 triệu lượt và tổng doanh thu ngành du lịch 2 năm đạt trên 31.185 tỷ đồng. Chỉ tính riêng năm 2018, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt 12 triệu lượt, tổng doanh thu ước đạt 22.800 tỷ đồng.
 

Phát triển dịch vụ chuyên nghiệp

Hơn 2 năm qua, Quảng Ninh cũng đã tập trung xây dựng và cải tạo mạng lưới giao thông; hoàn thiện cơ sở hạ tầng cảng biển, cửa khẩu; đầu tư phương tiện, trang thiết bị cho các cơ quan chuyên ngành như hải quan, kiểm dịch… để phát triển thương mại theo hướng chuyên nghiệp, tiến tới loại bỏ hình thức XK tiểu ngạch để chuyển sang XK chính ngạch.

Đầu tư phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị tăng cao theo hướng gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, gắn với phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin. Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch. Tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư như: Vingroup, Sun Group, FLC group, BIM group, Tuần Châu… để hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao tại các địa bàn trọng điểm: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái.

Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt dự án trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ. Mới đây, nhiều công trình hạ tầng quan trọng vừa được triển khai và đưa vào sử dụng, như: đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Cảng khách quốc tế Hạ Long, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn... đã mở ra những tuyến giao thông huyết mạch phục vụ phát triển du lịch và vận tải hàng hóa. Đó là chưa kể những dự án giao thông, đô thị hiện đại, như: đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả... sắp được khởi công sẽ góp phần cải thiện đáng kể diện mạo giao thông đô thị nội tỉnh và nâng tầm chất lượng phục vụ du lịch.

Để hoàn thiện các chỉ tiêu trong nghị quyết, tỉnh cũng thực hiện cơ chế khuyến khích và ưu đãi để hoàn thiện cơ sở vật chất hệ thống các bãi tắm du lịch trên địa bàn tỉnh; đầu tư hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn trên các tuyến du lịch, đô thị; lắp đặt hệ thống wifi trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; hệ thống kết cấu thương mại bán lẻ văn minh, hiện đại phục vụ du khách và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân tại các địa phương. Chính vì thế mà tỉnh đã dần khẳng định vai trò và trở thành địa điểm uy tín được lựa chọn tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao cấp quốc gia, quốc tế.

Đồng thời, các hoạt động truyền thông, hợp tác, quảng bá, xúc tiến du lịch được triển khai bằng nhiều hình thức đã mang lại hiệu quả thiết thực như việc nâng cấp trang website du lịch Quảng Ninh và trang fanpage của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Quảng Ninh. Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức, tham gia thành công nhiều chương trình, hội thảo đẩy mạnh liên kết xúc tiến quảng bá du lịch với các tỉnh khu vực sông Hồng và các vùng phụ cận.

Với sự vào cuộc quyết liệt thực hiện những mục tiêu chiến lược này, cùng những lợi thế, tiềm năng sẵn có, chắc chắn thời gian tới, Quảng Ninh sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc cũng như cả nước trong sự bứt phá về phát triển dịch vụ, du lịch. Những kết quả nổi bật trên cũng sẽ giúp Quảng Ninh sớm hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp, trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực, từ đó, tạo nền tảng vững chắc để Quảng Ninh phát triển nhảy vọt, toàn diện sau năm 2030.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm