| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh đo lường sự hài lòng của người dân

Thứ Năm 25/07/2019 , 10:10 (GMT+7)

Ðề án “Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước” là bước ngoặt trong cải cách hành chính của tỉnh Quảng Ninh.

09-45-49_imgl5517
Phục vụ hành chính công tại Công an tỉnh Quảng Ninh

Chị Trịnh Thị Thành ở TP Uông Bí quay lại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh sau 30 ngày kể từ khi đăng kí thủ tục thành lập phòng khám răng hàm mặt. Song, chưa đến ngày trả kết quả, chị đã được thông báo quay lại trước một ngày để hoàn tất hồ sơ, thủ tục.

“Tôi đến đây khoảng một tiếng, sau đó có cán bộ, nhân viên gọi theo phiếu thì tôi đến lấy kết quả. Quá trình hoàn thiện thủ tục, hồ sơ, tôi được cán bộ ở đây giải đáp tận tình, thái độ của cán bộ cũng rất niềm nở, thân thiện”, chị Thành nói.

Nhận thức rõ tầm quan trọng thông qua đánh giá của nhân dân, doanh nghiệp, Quảng Ninh đã triển khai triển khai mở rộng phạm vi đo lường tới từng phường, xã, thị trấn.

Có thể nhận định rằng, điều tra sự hài lòng của người dân, tổ chức trước sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung cấp dịch vụ. Đồng thời là giải pháp khắc phục những hạn chế, cải thiện và đáp ứng việc phục vụ cung cấp dịch vụ đối với cá nhân, tổ chức được tốt hơn.

Trên thực tế, mức độ hài lòng của người dân được chuẩn hóa, làm thước đo chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.

Các tiêu chí đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước được đo lường qua 5 yếu tố cơ bản (tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước; thủ tục hành chính; công chức giải quyết công việc; kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công; tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị) với 25 tiêu chí cụ thể áp dụng đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức trong trường hợp giao dịch trực tiếp tại cơ quan hành chính; Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện; bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã.

Để nâng cao khảo sát, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các ngành liên quan thực hiện kết quả phải đảm bảo khách quan, trung thực. Phương pháp điều tra phải có tính khoa học, độ tin cậy cao, phù hợp với cán bộ và nhân dân. Bộ câu hỏi xã hội được nghiên cứu chặt chẽ, phù hợp với nhiều tiêu chí.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Trung tâm Phục vụ Hành chính công các cấp và Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả cấp xã đã triển khai thực hiện việc phát phiếu khảo sát lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với hoạt động của đơn vị, địa phương thông qua việc giải quyết giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.

Các Trung tâm, đơn vị cấp xã đã thực hiện phát phiếu khảo sát đối 55.002 tổ chức, cá nhân, trong đó có 3.438 phiếu khảo sát tại Trung Phục vụ Hành chính công tỉnh, 12.069 phiếu khảo sát tại các Trung tâm Hành chính công cấp huyện và 39.495 phiếu khảo sát tại Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả cấp xã .

Bà Nguyễn Hải Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh cho biết: Nếu có ý kiến đánh giá “Không hài lòng” thì bộ phận kiểm tra, giám sát của Trung tâm sẽ tìm cách khắc phục, xác nhận và giải thích cho người dân hiểu cũng như giải quyết nhanh nhất những thắc mắc, kiến nghị của người dân.

“Cũng có nhiều ý kiến cần minh bạch rõ nét hơn về những giấy tờ liên quan và yêu cầu bộ phận tiếp nhận tiếp thu ý kiến về thời gian trả hồ sơ, trong quá trình tìm hiểu thông tin về thủ tục hành chính chưa thuận lợi, thủ tục hành chính có công khai nhưng rườm rà, khó hiểu, sự phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức thờ ơ, không thân thiện hoặc khó chịu được phản ánh qua phiếu đều được UBND tỉnh chỉ đạo làm rõ vấn đề”, bà Vân cho biết thêm.

Có thể thấy, với cách thức triển khai này, tỉnh Quảng Ninh đã thực sự trao quyền làm chủ cho người dân, doanh nghiệp đóng góp trách nhiệm vào thực thi vai trò giám sát các hoạt động điều hành kinh tế của tỉnh, góp phần quan trọng trong hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước tại địa phương.

“Những kết quả từ khảo sát là tiền đề cho công tác cải cách hành chính của địa phương. Việc cần làm là duy trì lắng nghe ý kiến của người dân, doanh nghiệp, thể hiện rõ chính quyền thực sự của dân, tạo niềm tin, phục vụ nhân dân. Trong thời gian tới, UBND tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục triển khai rộng rãi việc khảo sát các chỉ số: Đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)…”, bà Nguyễn Hải Vân.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất