| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh gồng mình chống bão

Thứ Hai 11/11/2013 , 10:00 (GMT+7)

Hiện chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đang gồng mình đối phó với cơn bão, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

* Đã có 500 căn nhà sập và tốc mái

Đêm qua (10/11), bão số 14 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, gây ra gió mạnh và mưa lớn. Hiện chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đang gồng mình đối phó với cơn bão, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Sáng sớm nay (11/11), vùng tâm bão đã đi vào khu vực các tỉnh Hải Phòng – Quảng Ninh.

Hồi 5 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.

Từ 21 giờ ngày 10/11, đến 3 giờ sáng nay, bão số 14 đã gây gió mạnh cấp 12, giật cấp 13 ở các huyện, TP: Cô Tô, Vân Đồn, Cẩm Phả, Hạ Long; gió cấp 7 giật cấp 8 ở Móng Cái, Hải Hà, Tiên Yên, Quảng Yên; các địa phương khác trong tỉnh có gió cấp 6, giật cấp 7;  Lượng mưa phổ biến dưới 50 mm, một số nơi dưới 100 mm. Từ 3 giờ sáng nay, gió và mưa trên địa bàn Quảng Ninh đã giảm.

Tại TP Hạ Long, đêm qua, gió cấp 7 – 8 giật cấp 10 đã gây một số thiệt hại như: Lán Trại của công nhân xây dựng ga tàu cảng Cái Lân bị tốc mái; 1 nhà ở phường Hà Trung bị sụt lún, đã sơ tán vào UBND phường; 1 nhà bè bị đắm, 1 nhà bè bị vỡ, 3 nhà bè bị tốc mái ở phường Hùng Thắng. Cây xanh bị đổ nhiều. Toàn TP hiện vẫn đang mất điện.

Tại TP Cẩm Phả: Đến 8 giờ sáng nay, gió tạm ngớt và có mưa vừa. Theo thống kê ban đầu có 1 bè mảng bị trôi ở khu vực phường Cẩm Trung – Cẩm Thủy. Lực lượng cứu hộ đã tới khu vực trên và đã đưa được bè vào nơi tránh trú an toàn; 3 nhà bị tốc mái ở phường Cẩm Tây. 1 tàu cẩu bị dạt vào cảng của Nhà máy xi măng Cẩm Phả, các lực lượng chức năng đợi khi sóng lặng sẽ tổ chức cứu hộ. Cây xanh bị gãy đổ nhiều. Điện vẫn bị mất.

Tại huyện Vân Đồn:  Gió cấp 9 – 10, 30 nhà bị tốc mái ( mái ngói, mái tôn và mái tạm). Xã đảo Quan Lạn có 4 nhà cấp 4 bị sập. Mất điện hoàn toàn.

Tại Cô Tô: 2 nhà cấp 4 bị tốc mái. ( xã Đồng Tiến 1; Thanh Lân 1), địa phương đã  khắc phục.  Hệ thống thông tin liên lạc trên đảo đã bị gián đoạn từ 11g ngày 10/11, đến 3g30’ ngày 11/11/2013 mạng thông tin Viettel đã khôi phục được trên đảo. Điện vẫn bị mất.

Tại Móng Cái: Gió cấp 8 – 9 giật cấp 10, mưa vừa. Xã Quảng Nghĩa có 2 tàu bị đắm; xã Vạn Ninh có 2 tàu đắm, 1 tàu đứt neo; Trà Cổ có 1 xuồng của Đồn 3 bị đắm; Tại Quảng Nghĩa và hải Yên có 2 khu vui chơi trẻ em bị tốc mái.

Huyện Tiên Yên:  Gió cấp 8 – 9 , mưa có xu hướng giảm; 1 nhà bị sập ở xã Tiên Lãng, bị tốc mái 15 nhà . Cây xanh bị gãy, đổ nhiều; Mất điện hoàn toàn.

Thành phố Uông Bí: Gió cấp 8 – 9, mưa có xu hướng giảm. Mất điện toàn thành phố. 3 nhà cấp 4 bị tốc mái (phường Yên Thanh 1, phường Thanh Sơn 1, xã Thượng Yên Công 1); 1 cột ăng ten phát thanh truyền hình của Thành phố bị gẫy. Cây xanh bị gãy đổ nhiều.

Tại Vân Đồn: Đến nay đã có 80 nhà tốc mái, 5 nhà sập, 5 tàu đắm; khoảng hơn 100 lồng bè nuôi trồng thủy sản  bị vỡ nát; 2 cây cột điện đổ.

Tại Ba Chẽ: Nước lũ lên cao ngập các tuyến đường tràn và thông tin liên lạc qua điện thoại cố định và điện thoại di động đều bị mất nên chưa có thống kê cụ thể về công tác thiệt hại.

Hiện nay, huyện Tiên Yên đang đối mặt với nguy cơ lũ lớn. Dù mưa không lớn, song do triều cường ngoài biển dâng cao khiến nước sông Tiên Yên đang dâng cao khoảng 4 mét, nước sông Yên đã lên gần sát mặt đường giao thông thị trấn Tiên Yên. Nước lũ vẫn đang lên, hàng trăm hộ dân đã bị ngập nước.

Trước nguy cơ này, huyện đã tổ chức di hơn 1.000 hộ dân tại vùng trung, đặc biệt ở thị trấn, được di dời đến nơi an toàn. Toàn huyện Tiên Yên có 15 nhà sập, 129 nhà tốc mái, 1 cột phát sóng di động ở xã Đồng Rui bị đổ.

Theo tin từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, tính đến 9 giờ ngày 11/11, bão số 14 không gây thiệt hại về người nhưng gây hậu quả nghiêm trọng với gần 500 nhà tốc mái và bị sập, nhiều tài sản khác bị hư hỏng, tập trung ở các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Tiên Yên và Hoành Bồ.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, ngay từ hôm qua, đã đi kiểm tra và chỉ đạo công tác PCLB &TKCN tại các địa phương trong tỉnh.

Dưới đây là một số hình ảnh về bão số 14 tại Quảng Ninh:


Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính kiểm tra công tác ứng phó với bão số 14 
tại TX Quảng Yên


Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đọc, sáng nay đã thị sát tại huyện đảo Vân Đồn và các vùng lân cận. Ông Đọc cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các đồn biên phòng tuyến đảo và huyện Cô Tô phối hợp với các lực lượng chức năng kiên quyết kêu gọi và cưỡng chế không để người dân ở lại trên tàu thuyền, đầm, bè nuôi trồng thủy sản


Bão số 14 làm gãy đổ cây tại TP Hạ Long…


… và giật đổ nhiều biển quảng cáo


Sáng nay, lực lượng chức năng đã tổ chức cấm các phương tiện đi lại trên cầu Bãi Cháy để đảm bảo an toàn

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm