| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh làm chủ cuộc chiến với dịch tả lợn

Thứ Năm 01/08/2019 , 10:10 (GMT+7)

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi, bên cạnh việc triển khai những giải pháp kiểm soát, ngăn chặn bệnh dịch, các địa phương trên địa bàn Quảng Ninh đang có cách riêng để thay đổi cục diện kinh tế chăn nuôi.

11-10-37_imges1306491_imges1290082_img_6895
Quảng Ninh làm tốt công tác khống chế dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Anh Thắng.

Đầu tháng 3/2019, TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ghi nhận trường hợp đầu tiên của tỉnh bị mắc dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Ngay sau khi nhận được thông tin xuất hiện DTLCP tại địa phương, chính quyền sở tại đã tiến hành kiểm tra trực tiếp tại hiện trường và yêu cầu các địa phương: Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên - giáp ranh với các địa phương đang có dịch là Hải Phòng, Hải Dương phải tăng cường kiểm tra thực tế, thực hiện ngay việc phun khử trùng, tiêu độc tuyến giáp ranh.

Đặc biệt, tại khu vực xảy ra dịch phải kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra việc vận chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn chưa được kiểm dịch. Tuy nhiên, DLTCP đã nhanh chóng lây lan sang nhiều địa phương lân cận với tốc độ chóng mặt.

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh, đàn lợn toàn tỉnh giảm do ảnh hưởng của bệnh DTLCP: Thống kê tổng đàn lợn tại địa phương tính đến ngày 30/6/2019 là 158.037 con (trong đó lợn nái, đực giống 16.129 con; lợn thịt, lợn con các loại là 142.178 con). Toàn tỉnh có 14.915 hộ tại 14/14 huyện, thị với hơn 137.000 con lợn ốm, chết và buộc phải tiêu hủy (chiếm hơn 35% tổng đàn).

Hiện tại, các địa phương đang triển khai đồng bộ giải pháp phòng chống DLTCP, song song với đó hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi có lợn bị nhiễm dịch buộc tiêu hủy.

Bà Chu Thị Thu Thủy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh cho biết: DTLCP tiếp tục có nguy cơ phát tán, lây lan nhanh đến các địa bàn chưa bị bệnh; tái phát các ổ dịch cũ (qua 30 ngày); bệnh xâm nhiễm vào cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn và 5/5 cơ sở chăn nuôi sản xuất, lưu giữ lợn Móng Cái.

Chăn nuôi lợn Móng Cái bằng rau cỏ ủ chua. Ảnh: Anh Thắng.

Trước tình hình đó, đơn vị đã khuyến cáo các địa phương tiếp tục phòng chống DTLCP. Đặc biệt sau khi nhận tiền hỗ trợ thiệt hại, người chăn nuôi lợn không nên tái đàn vào thời điểm này nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Thay vào đó, người chăn nuôi lợn cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và công việc khác phù hợp. Cùng với đó, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ hoàn thiện thủ tục hồ sơ đảm bảo nhanh, chính xác, minh bạch qua đó sớm giải ngân tiền cho nông dân.

Không để người nông dân bị bỏ lại, nhiều cơ chế hỗ trợ chăn nuôi cũng được tỉnh hỗ trợ. Đặc biệt, tại thị xã Quảng Yên, nhiều hộ gia đình không bị thiệt hại sau khi phải tiêu hủy hàng loạt tổng đàn lợn nhiễm bệnh. Thay vì để chuồng trống, được sự hướng dẫn của chính quyền, nhiều gia đình chuyển sang nuôi gia cầm thương phẩm.

Chị Nguyễn Thị Ngân, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên cho biết: Để chuồng trống không chăn nuôi lâu quá, khiến gia đình không yên tâm. Gia đình tôi đã rất lo lắng khi đàn lợn 250 con nhiễm dịch tả lợn, phải tiêu hủy. Được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ chính quyền, tôi tiến hành nuôi vịt, ngan ngay trong chuồng nuôi lợn, cũng bù lại được một phần vốn.

Chuyển đổi vật nuôi để duy trì sản xuất là một việc làm kịp thời, vừa giảm bớt gánh nặng kinh tế, tạo nguồn thu tạm thời cho những hộ nhiễm DTLCP phải tiêu hủy hàng loạt. Cùng với đó, lồng ghép hỗ trợ cho người chăn nuôi sau dịch giúp đỡ người dân ổn định kinh tế, giúp đỡ một phần vốn đầu tư phát triển.

Nhằm kịp thời hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do DTLCP, tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các phương rà soát, tổng hợp niêm yết công khai chính sách, danh sách hỗ trợ thiệt hại để người dân nắm bắt kịp thời. Công tác triển khai khử trùng tiêu độc được thực hiện đầy đủ, tập trung và liên tục.

Nguyễn Thị Lụa (thôn Tân Lập, xã Hồng Thái Đông, TX Đông Triều) cho biết: Tháng 3/2019, sau khi đàn lợn xét nghiệm bị nhiễm DTLCP, địa phương đã cắt cử cán bộ trực tiếp đến hỗ trợ chúng tôi tiêu hủy toàn bộ 17 con lợn trong chuồng.

Ngay sau đó, cán bộ thú y xã còn hướng dẫn gia đình kiểm đếm đầy đủ số lượng, trọng lượng lợn tiêu hủy để có phương án hỗ trợ. Đến nay chúng tôi đã được nhận tiền hỗ trợ, qua đó có vốn chuyển đổi sang một số công việc, ngành nghề khác...

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm