| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh sơ tán trên 1 vạn dân

Thứ Ba 16/09/2014 , 21:54 (GMT+7)

Từ trưa 16/9, toàn bộ người già, trẻ nhỏ, phụ nữ sinh sống trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản được các lực lượng chức năng của huyện di dời lên bờ./ “Báo động đỏ” toàn miền Bắc vì bão Kalmaegi

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Quảng Ninh, đến 16 giờ 30 phút ngày 16/9, các địa phương trong tỉnh đã sơ tán 10.735 người dân tại các khu vực nguy hiểm như đầm nuôi trồng thủy sản, nhà yếu, khu vực có nguy cơ sạt lở… tới nơi tránh trú bão an toàn.

Trong đó, thị xã Quảng Yên sơ tán 2.680 người; TP Hạ Long 180 người; Vân Đồn 1.860 người; Móng Cái 268 người; Hải Hà 52 người; Cẩm Phả 1.520 người; Đầm Hà 64 người; Tiên Yên 4.111 người.

Từ trưa 16/9, toàn bộ người già, trẻ nhỏ, phụ nữ sinh sống trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản được các lực lượng chức năng của huyện di dời lên bờ.

Ông Nguyễn Văn Đọc - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp xuống huyện Vân Đồn để chỉ đạo công tác phòng, chống bão.

Đối với các xã đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, do điều kiện thời tiết khó khăn, ông Đọc cũng đã điện đàm, chỉ đạo trực tiếp với nhiệm vụ cấp bách nhất là không để người dân ở lại các tàu, thuyền, lồng bè trong thời điểm bão đổ bộ, di dời ngay những hộ ở trong những nhà yếu đến nhà kiên cố, trụ sở của UBND xã, trường học trên địa bàn và đảm bảo các điều kiện nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ nhân dân.

19-53-01_nh-4
Hiện tại, tuyến đê đắp đất Nương Căng (xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn) đang rất xung yếu, nếu mực nước dâng cao 5 – 6m có thể dẫn đến sự cố tràn đê

Tại TX Cẩm Phả, các địa bàn có nguy cơ sạt lở đất đá xuống khu dân cư, lực lượng bộ đội, dân phòng, công an… luôn túc trực và sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra. Đồng thời di dời dân ở những vị trí nguy cơ sạt lở cao.

Trao đổi với PV NNVN qua điện thoại, lãnh đạo thị xã Quảng Yên cho biết: Tâm bão số 3 được dự báo sẽ đổ bộ vào Hạ Long và Quảng Yên. Nhờ chỉ đạo chống bão quyết liệt, đến 16 giờ chiều 16/9, thị xã đã hoàn tất các phương án phòng chống.

Chiều tối 16/9, ông Hoàng Văn Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BCH PCLB& TKCN huyện Vân Đồn cho biết, sức gió tại cảng Cái Rồng rất mạnh, kèm theo đó là mưa lớn xối xả. Từ 16 giờ 30 phút, ngành điện lực đã phải cắt điện để đề phòng sự cố.

Trước đó, UBND huyện, BCH PCLB& TKCN huyện đã chỉ đạo các ban ngành, đơn vị địa phương chủ động đối phó với bão. Tổng số tàu cá trên địa bàn huyện là 1.650 chiếc đã về bến neo đậu an toàn (trong đó có 55 tàu cá xa bờ).

Tại cảng Cái Rồng có 234 phương tiện với 1.153 lao động, trong đó phương tiện vãng lai là 194. Có 2 tàu của Đông Xá, 1 tàu của Hạ Long tránh trú bão tại Cô Tô, 1 chiếc tránh trú ngoài đảo Ba Mùn.

Tổng số lồng bè trên địa bàn huyện có 450 cái, đã được chằng chống chắc chắn, các chủ nuôi trồng chủ động lên bờ.

Tại đồn biên phòng thị trấn Cái Rồng không khí lúc nào cũng nóng hầm hập. Lực lượng bộ đội, công an luôn túc trực sẵn sàng ứng phó bão số 3. Hàng trăm tàu thuyền đã được neo đậu trú ẩn về phía nam đảo Hòn Rồng, khuất sau dãy núi để tránh bão. Những ngôi nhà xập xệ, nhà cấp bốn yếu, gia chủ đã chuẩn bị sẵn tre từ trước và chằng chống nhà cửa.

“Xem thông tin trên truyền hình và loa phát thanh của huyện, tôi thấy khả năng tâm bão số 3 đổ bộ vào Vân Đồn là rất lớn. Vì thế, từ chiều qua, thuyền của tôi đã phải cập bờ để đảm bảo an toàn” - Lê Văn Quang (35 tuổi, ở Vân Đồn) vừa chằng dây neo tàu vừa lo lắng nói. 

Xem thêm
Một làng nghề cây cảnh ở Hà Nội thu hút 200.000 lượt khách du lịch

Năm 2022, điểm du lịch làng quê Hồng Vân, huyện Thường Tín được Hà Nội công nhận OCOP 4 sao. Từ đó đến nay, xã đã đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hạ Long cải cách hành chính tốt nhất tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Hạ Long đã xuất sắc dẫn đầu bảng xếp hạng 3 chỉ số PAR-Index, DDCI, DTI của tỉnh Quảng Ninh năm 2023.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất