| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh tiến những bước dài

Thứ Tư 10/12/2014 , 08:15 (GMT+7)

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Quảng Ninh đã vươn lên là 1 trong 5 tỉnh dẫn đầu toàn quốc và dẫn đầu 15 tỉnh miền núi phía Bắc về xây dựng NTM.

Mô hình xây dựng NTM của tỉnh cũng đang là một trong những mô hình điểm được nhiều địa phương khác học hỏi kinh nghiệm để áp dụng...

Đầu tư hạ tầng bài bản

Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, trong giai đoạn 2010-2014, các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện 906 công trình giao thông, thuỷ lợi với tổng kinh phí trên 592,7 tỷ đồng (trong đó, vốn NTM hỗ trợ trên 149 tỷ đồng; các nguồn lồng ghép và huy động khác trên 372,5 tỷ đồng).

Tính đến hết tháng 11/2014, khối lượng thực hiện các công trình đạt gần 300 tỷ đồng. Chính sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng đã mang lại lợi ích lớn cho người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, Chương trình xây dựng NTM đã tạo ra sự chuyển biến lớn trong tư duy của người dân, tiếp thêm ý chí làm giàu cho họ trên chính quê hương mình.

Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, người dân và DN trên địa bàn cũng chủ động tham gia đóng góp cho Chương trình xây dựng NTM.

Trong 4 năm qua, người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn đã tham gia 90.556 ngày công, đóng góp 29,5 tỷ đồng và hiến 50.292m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi. Các tổ chức, xã hội, DN trong tỉnh cũng đã đồng hành, đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho các địa phương xây dựng NTM.

Nhờ sự đầu tư bài bản, những con đường liên thôn, liên xã của tỉnh Quảng Ninh đã được bê tông hoá, nhựa hoá đồng bộ; hệ thống kênh mương nội đồng được đầu tư kiên cố hoá hoặc xây dựng mới ngày một nhiều hơn.

Song song với đó, các công trình phục vụ an sinh xã hội tại các xã như nhà văn hoá, trạm y tế, trường mầm non… cũng dần được chuẩn hoá. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực này cải thiện thấy rõ.

Trong năm đầu tiên triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, 100% các xã được phê duyệt quy hoạch và đề án xây dựng NTM; có 14 xã đăng ký về đích sớm so với lộ trình của UBND tỉnh yêu cầu.

Với sự quyết liệt đó, Quảng Ninh đã trở thành tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng NTM.

Phát triển SX tập trung

Hạ tầng đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, Quảng Ninh liền tập trung vốn cho phát triển SX.

Từ nguồn ngân sách hỗ trợ Chương trình xây dựng NTM, các địa phương trên địa bàn đã triển khai thực hiện 311 dự án phát triển SX và hạ tầng vùng SX tập trung với tổng kinh phí trên 420,5 tỷ đồng (trong đó nguồn Chương trình xây dựng NTM trên 124,3 tỷ đồng, các nguồn lồng ghép và huy động khác trên 296 tỷ đồng).

Hiện khối lượng thực hiện dự án phát triển SX và hạ tầng vùng SX tập trung toàn tỉnh đạt trên 258,6 tỷ đồng.

Sau một thời gian chuẩn bị, năm 2014, Quảng Ninh chính thức triển khai thực hiện Chương trình “Quảng Ninh - Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Chương trình tiếp tục khẳng định quyết tâm của tỉnh trong việc gia tăng giá trị SX trong nông nghiệp, làm thay đổi nhận thức, tư duy của người dân trong SX.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 20 đơn vị với 65 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP (gồm 10 DN, 9 HTX, 1 đơn vị sự nghiệp). Các đơn vị đăng ký đã tích cực triển khai SX, chủ động phối hợp với các ngành chức năng, đơn vị tư vấn, xây dựng nhãn hiệu, thiết kế bao bì sản phẩm, website theo hướng hiện đại.

Ðến nay, toàn tỉnh đã triển khai hơn 20 dự án xây dựng thương hiệu, như: Nhãn hiệu tập thể vải chín sớm Phương Nam (Uông Bí), nếp cái hoa vàng Ðông Triều, mía tím Quảng Ninh, tôm chân trắng Móng Cái, rượu mơ Yên Tử...

Những nhãn hiệu này đã được cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN), đồng thời xây dựng lô-gô, bộ nhận diện sản phẩm và được phê duyệt.

Để tiến đến mục tiêu chuyên môn hoá trong SX khu vực nông nghiệp, nông thôn, các địa phương đã triển khai quy hoạch 17 vùng nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời tiến hành quy hoạch chi tiết các dự án theo hướng tập trung; đầu tư vốn, thiết bị công nghệ, giống chất lượng cao cho SX và chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Các địa phương cũng đã chủ động tiến hành quy hoạch các sản phẩm thế mạnh của mình.

Không dừng lại ở đó, hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang hướng tới việc thu hút đầu tư, tạo ra các khu công nghệ cao trong nông nghiệp.

Trong đó phải kể đến việc xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Đông Triều với tổng diện tích 914.976m2, bao gồm 3 phân khu chức năng chính như: Khu trung tâm hành chính nghiên cứu, khu SX, khu các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật.

Đến nay, đã có nhiều nhà đầu tư tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu, xem xét các điều kiện đầu tư như: Hiệp hội Hữu nghị Việt Nam - tỉnh Mie (Nhật Bản); Liên doanh Cty CP Nông nghiệp công nghệ cao, Cty Bạch Đằng (Bộ Công an)...

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bà Rịa - Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Chiều 28/3, Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị giao ban tổng kết hoạt động của các HTX nông nghiệp và lễ công bố, trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Bình luận mới nhất