| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị: Đưa vào sử dụng máy cấy tự động đầu tiên

Thứ Hai 21/01/2019 , 14:05 (GMT+7)

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng cùng các ngành chức năng đã đi kiểm tra việc cơ giới hóa khâu gieo cấy ở huyện Hải Lăng.

20-47-19_1
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị kiểm tra máy cấy tự động đầu tiên tại Quảng Trị

Năm 2017, 4 hộ gia đình ở HTX Dịch vụ nông nghiệp và xây dựng Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng đã thành lập Tổ hợp tác và liên kết với Công ty TNHH Sản xuất- thương mại Đại Nam SX lúa hữu cơ, sử dụng phân bón Ong Biển trên diện tích 8ha. Nhận thấy mô hình này mang lại lợi nhuận cao, vụ ĐX 2018-2019, Tổ hợp tác mở rộng diện tích lên 12ha, mời Cty đưa máy cấy về, cơ giới hóa khâu gieo cấy.

Loại máy cấy do Công ty TNHH Yamar Việt Nam SX, công suất cấy lúa đạt từ 4 - 5ha/ngày, cao hơn nhiều so với cách gieo cấy truyền thống. Không chỉ có thời gian chuẩn bị đất chu đáo hơn từ 10-15 ngày trong thời gian làm mạ, giảm lượng giống gieo sạ mà quan trọng hơn là dung máy cấy chất lượng hạt giống đồng đều, lúa sau khi cấy bén rễ, phục hồi nhanh, phát triển tốt. Mặt khác, máy cấy đều, không phải bỏ công giặm như gieo sạ trước đây và lúa thưa nên ít sâu bệnh, lúa cứng cây không sợ mưa gió gây đổ ngã.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh: Máy cấy xuất hiện lần đầu tiên trên đồng ruộng Quảng Trị là kết quả của sự liên kết giữa DN và nông dân, đây là việc làm thiết thực. Ông đề nghị Sở NN- PTNT tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích các HTX cũng như bà con nông dân tích cực cơ giới hóa khâu gieo cấy, giảm dần lao động thủ công.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 1] 10 năm chinh phục chim yến

Hơn 10 năm dấn thân vào ngành yến, anh Trần Tuấn Anh đã xây dựng được công ty và thương hiệu yến quy mô tại Bình Phước.

Không để dịch bệnh tái phát lây lan trên đàn vật nuôi

AN GIANG Nhờ chủ động tiêm phòng vacxin đã giúp đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang hạn chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm.

1 ha hồi cho thu nhập 400 triệu đồng/năm

BẮC KẠN Giá bán khoảng 30.000đ/kg, có những năm đỉnh điểm lên tới 70.000đ/kg, cây hồi đem lại thu nhập cao, trở thành cây giảm nghèo, làm giàu của nhiều nông hộ ở tỉnh Bắc Kạn.