| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị khẩn cấp đối phó nắng hạn và sâu bệnh

Thứ Năm 16/04/2015 , 10:27 (GMT+7)

Vụ ĐX 2014 - 2015, huyện Gio Linh gieo cấy hơn 4.200 ha lúa, đến nay lúa đã trổ đến 45% diện tích. Thời tiết nắng nóng và ẩm nhiều đã khiến các đối tượng sâu bệnh có điều kiện phát sinh gây hại lúa, màu.

Ngày 15/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cùng Sở NN-PTNT đã đi kiểm tra tình hình sâu bệnh và công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng chống hạn trong sản xuất vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và Hè Thu 2015 trên địa bàn.  

Vụ ĐX 2014 - 2015, huyện Gio Linh gieo cấy hơn 4.200 ha lúa, đến nay lúa đã trổ đến 45% diện tích. Thời tiết nắng nóng và ẩm nhiều đã khiến các đối tượng sâu bệnh có điều kiện phát sinh gây hại lúa, màu. Cụ thể Gio Linh có hơn 1.000 ha lúa bị chuột bọ, rầy nâu, sâu bệnh gây hại.

Trước tình hình đó, UBND huyện đã tích cực chỉ đạo các phòng, ban của ngành nông nghiệp các xã, thị trấn, các HTX cùng bà con nông dân khẩn trương diệt trừ sâu bệnh, nhằm hạn chế tổn thất trước biến đổi khí hậu xảy ra khó lường.

Bên cạnh đó, để ứng phó với nắng hạn thiếu nước tưới, huyện Gio Linh đã chuyển đổi 12 ha đất lúa thiếu nước sang trồng ngô tại xã Gio Mỹ. Thực hiện mô hình trồng ngô HN88 với quy mô 5 ha tại xã Gio Thành, trên vùng cát trước đây bỏ hoang. Liên kết 4 nhà gieo giống lúa ngắn ngày AC5 với diện tích 10 ha trên vùng đất các vụ trước bà con gieo giống dài ngày để tiết kiệm thời gian tưới cho lúa.

Tại huyện Vĩnh Linh, vụ ĐX năm nay gieo trồng hơn 4.000 ha lúa, 1.300 ha lạc, 500 ha ngô và 1.600 ha cây lấy bột. Hiện lúa đã trổ gần 3.000 ha, tuy nhiên, trước thời tiết nắng nóng đã khiến các đối tượng sâu bệnh có điều kiện phát sinh gây hại. Toàn huyện đã có hơn 700 ha lúa hư hại. Trước tình hình đó, địa phương đã triển khai nhiều biện pháp phòng trừ nên tình hình sâu bệnh hại lúa đã được khống chế.

Cùng với đó, huyện Vĩnh Linh đã chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại cây trồng cạn như đậu xanh, ngô gần 700 ha ứng phó biến đổi khí hậu.

Sau khi kiểm tra thực tế và chia sẽ những khó khăn của bà con nông dân cũng như chính quyền các cấp ngày đêm phải đối mặt với khó khăn của nắng hạn gây ra cũng như thời tiết khắc nghiệt phát sinh sâu bệnh hại lúa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng, chỉ đạo các địa phương:  Để hạn chế các loại sâu bệnh lây lan trên diện rộng hại lúa, đề nghị Phòng nông nghiệp, Trạm Bảo vệ thực vật huyện, chính quyền địa phương thông báo, hướng dẫn nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh để kịp thời phòng, trừ bằng các biện pháp nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để người dân biết và tự kiểm tra, phát hiện, phòng trừ kịp thời không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn huyện.

Đặc biệt, trước tình hình hạn hán xảy ra, để công tác chống hạn và chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả cao, các địa phương cần tiếp tục rà soát lại những diện tích lúa không đảm bảo nước tưới và cần phải chuyển đổi, cũng như tiếp tục mở rộng các diện tích cây trồng chuyển đổi chống hạn theo kế hoạch đề ra phù hợp với tình hình mỗi địa phương. Các ngành chức năng cần hỗ trợ các loại cây giống cho bà con nông dân, đồng thời tiến hành hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tỉnh sẽ nghiên cứu để có những cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ cho người dân các địa phương bị thiệt hại do nắng hạn và sâu bệnh gây nên. Các địa phương tiếp tục tuyên truyền cho bà con nông dân về tình hình hạn hán để có phương án sản xuất phù hợp, đảm bảo sản xuất thắng lợi.

Đặc biệt, không được để cho người và gia súc thiếu nước uống và sinh hoạt. Chú ý cung cấp đủ nước sinh hoạt cho những nơi đông dân cư, trường học, trạm y tế...

Trước đó, ngày 13/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đã có chuyến kiểm tra các công trình thủy lợi trên địa bàn các huyện Gio Linh và Vĩnh Linh.

Nắng hạn nặng và mưa quá ít thời gian qua đã làm cho các hồ thủy lợi ở Quảng Trị thiếu hụt nước tưới nghiêm trọng. Tại công trình hồ chứa nước Kinh Môn có dung tích thiết kế 21 triệu m3, nhưng nay chỉ tích được 43%. Sau khi vụ ĐX 2014 - 2015 kết thúc, dự kiến lượng nước trong hồ còn khoảng 2 triệu m3, đủ tưới cho khoảng 200 ha, còn 1.100 ha vùng hạ du sẽ thiếu nước tưới.

Tại công trình thủy lợi La Ngà ở huyện Vĩnh Linh có công suất thiết kế 36 triệu m3, vụ HT tới lượng nước chỉ đủ để phục vụ khoảng 200 ha. Công trình thủy lợi Trúc Kinh công suất thiết kế 39 triệu m3 hiện chỉ còn 25% dung tích. Vụ HT tới cũng chỉ tưới cho 100 ha trên tổng số 2.050 ha vùng hạ du.  

Trước tình hình mực nước trong các hồ thủy lợi đang sụt giảm ở mức báo động, sắp tới nếu không có mưa lớn để bổ sung nguồn nước thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của nhân dân của tỉnh Quảng Trị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đã đề nghị các cấp, ngành liên quan khẩn trương đầu tư nâng cấp các công trình hồ chứa, đảm bảo tích nước phục vụ sản xuất và an toàn trong mùa mưa lũ... Kiến nghị Bộ NN-PTNT tạo điều kiện đầu tư cho Quảng Trị , một địa phương luôn gặp thiên tai thêm các công trình thủy lợi, hồ chứa để phục vụ SXNN và ứng phó biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm