| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị tìm cách thích nghi khô hạn lịch sử

Thứ Sáu 20/09/2019 , 09:08 (GMT+7)

Nắng hạn ở Quảng Trị đã lên đến báo động đỏ. Tỉnh đang tìm mọi cách để cứu vãn một vụ hè thu đỡ thất bát và cố gắng hạn chế thấp nhất tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng như đề phòng dịch bệnh...

Ruộng đồng khô cuống rạ

Ông Phan Văn Dũng ở thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai, huyện Gio Linh vụ này trồng 2 ha lúa, đến nay vẫn còn 1 ha chưa trổ bông vì khô hạn. Ruộng đồng các nhà xung quanh cũng chung tình trạng khô hạn. Riêng đội 1 của thôn Lâm Xuân có gần 5 ha lúa thiếu nước, ruộng đồng khô nứt nẻ nên lúa không thể ra bông. 

06-04-37_qt-_thien_ti_4
Lắp đặt hệ thống máy bơm nhằm điều tiết nguồn nước hợp lý.

Trong lúc các huyện phía Nam như Hải Lăng, Triệu Phong bà con nông dân đang khẩn trương thu hoạch lúa vụ hè thu thì tại các địa phương còn lại như huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ và thành phố Đông Hà, bị khô hạn nghiêm trọng, thiếu nước tưới nên còn nhiều diện tích lúa chưa trổ, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thu hoạch và năng suất, chất lượng sản phẩm.

Về phía tây, nhiều tháng nay ở miền núi huyện Hướng Hóa và Đakrông hầu như không có mưa, nắng nóng kéo dài làm cho cây trồng bị khô hạn,đặc biệt là cây cà phê bị thiệt hại rất lớn. Toàn huyện Hướng Hóa có hơn 5.000 ha cà phê, trong đó có hơn 2.500 ha bị hạn khô héo, nhiều diện tích bị chết.

Bà Nguyễn Hồng Phương, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Quảng Trị cho biết, toàn tỉnh có 6.000 ngàn ha lúa bị hạn, ảnh hưởng đến năng suất từ 40-70%, chưa kể còn có 2.100 ha bị thiệt hại trên 70%. Riêng cây hồ tiêu có 2.700 ha, thì có đến 1.150 ha bị khô héo và chết.

06-04-37_qt-_thien_ti_2
Nhiều vườn tiêu ở huyện Vĩnh Linh chết khô vì nắng hạn khốc liệt.

Tình trạng hạn khốc liệt vụ hè thu 2019 đã gây tổn thất nặng cho ngành nông nghiệp Quảng Trị.
 

Còn nước còn tát

Một vấn đề hết sức bức bách nữa là nước sạch phục vụ cho sinh hoạt cho người dân và nước tưới cho sản xuất. Người dân TP Đông Hà phải sống chung với nguồn nước cạn kiệt, bùn đất của con sông trơ đáy Vĩnh Phước. Mực nước trên sông Vĩnh Phước, đoạn đặt trạm bơm xuống thấp hơn mực nước hạn lịch sử năm 1998 đến 1,5m.

Tỉnh Quảng Trị lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây đã mở van điều tiết hồ Ái Tử bổ sung nước vào sông Vĩnh Phước với lưu lượng 25 ngàn m3/ngày đêm. Tuy nhiên hồ thủy lợi Ái Tử cũng chỉ còn 1 triệu m3 nước và mỗi ngày bị nắng hạn bốc hơi đến 10cm nước.

Nước sinh hoạt khan hiếm, nước phục vụ sản xuất cũng cạn kiệt. Dung tích tưới tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh chỉ còn lại khoảng 6,21% so với thiết kế.

06-04-37_qt-_thien_ti_1
Khô hạn, người dân phải đi xa để chở nước sinh hoạt.

Ông Lê Quang Lam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Trị cho biết, năm 2019 này được xem là năm đại hạn chưa từng thấy, mực nước các sông ngòi xuống thấp hơn trận đại hạn 1998 tại địa phương. Bằng nhiều cách, Chi cục đang “vật lộn” với dòng nước, bòn mót từng gàu để tưới cho ruộng đồng, cứu vãn vụ sản xuất hè thu khắc nghiệt chưa từng thấy. "Với phương châm của Chi cục Thủy lợi cho dù năng suất có giảm, cố gắng không thể để mất trắng bất kỳ diện tích lúa nào", ông Lam chia sẻ.

Cùng chung sức chống hạn, Cty Thủy lợi - Thủy điện Quảng Trị ngừng phát điện để lấy nước cứu người, cứu lúa. Cty Điện lực Quảng Trị cam kết đảm bảo cung cấp điện đầy đủ cho các trạm bơm xung yếu, sẵn sàng nguồn điện cho các máy bơm hoạt động bất kỳ lúc nào. Ngoài nguồn nước tiếp tế từ hồ Ái Tử, Cty CP Nước sạch Quảng Trị nâng công suất dẫn nguồn nước ngầm từ thị trấn Gio Linh vào để cung ứng cho người dân Đông Hà.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng lòng trĩu nặng mỗi lần đi kiểm tra đồng ruộng trở về. Ông kiến nghị Trung ương, Bộ NN-PTNT kịp thời giúp Quảng Trị kinh phí chống hạn trước mắt cũng như tạo điều kiện bố trí vốn đầu tư thêm các công trình thủy lợi để góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại do nắng hạn và biến đổi khí hậu bất thường gây ra.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm