| Hotline: 0983.970.780

Quanh vụ "Thôn nữ kiện nhiếp ảnh gia"

Thứ Tư 13/07/2011 , 11:49 (GMT+7)

Câu chuyện bản quyền hình ảnh đã gây tranh cãi từ lâu nay, tuy nhiên sự việc bà Huỳnh Thị Thu Trang phát đơn kiện lại là vụ kiện chưa có tiền lệ.

Hình ảnh người nổi tiếng (hoa hậu Mai Phương Thúy) đang bị sử dụng tràn lan

Câu chuyện bản quyền hình ảnh đã gây tranh cãi từ lâu nay, tuy nhiên sự việc bà Huỳnh Thị Thu Trang (xem NNVN số 137) phát đơn kiện việc đã sử dụng hình ảnh của mình trên các tạp chí, bìa vở học sinh, sổ tay quảng cáo, trên các chương trình quảng bá du lịch... thì đây lại là vụ kiện chưa có tiền lệ.

>> Vụ kiện bản quyền hình ảnh gây xôn xao

NNVN đã có cuộc trao đổi ngắn với những người nổi tiếng - nạn nhân thường xuyên nhất của việc sử dụng hình ảnh mà không được sự đồng ý, song song là ý kiến của luật sư Trần Anh Dũng, nhiếp ảnh gia Ngô Xuân Phú về vấn đề này. 

CA SĨ HOÀNG HẢI: QUÁ BẬN… ĐỂ XEM XÉT

Tôi chưa nhìn thấy các nơi sử dụng hình ảnh của mình mà chưa xin phép. Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh tràn lan mà tôi thấy trên báo chí như Hoa hậu Mai Phương Thúy… bị in lên biển quảng cáo gội đầu, rồi thì Đàm Vĩnh Hưng… trên biển quảng cáo cắt tóc. Nếu tôi là những người đó thì tôi cực kì bức xúc nhưng tôi nghĩ, chúng tôi quá bận để xem xét những vụ việc nhỏ như vậy.

Tôi phản đối những hành vi sử dụng hình ảnh như vậy, bởi lẽ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh hiện tại của tôi. Tôi ví dụ thế này, nếu tôi có hợp đồng quảng cáo cho một hãng nước giải khát nào đó, dĩ nhiên trong thời gian đó, tôi phải sử dụng đồ uống của hãng và tránh các hình ảnh liên quan đến các loại đồ uống khác, nếu vô tình - một quán giải khát, ghép hình tôi lên biển quảng cáo bán nước mía chẳng hạn. Nếu đại diện hãng quảng cáo thấy tôi sử dụng hình ảnh đó, chắc chắn sẽ do dự và có thể, không mời tôi hợp tác.

Trong vụ việc này, tôi ủng hộ bà Huỳnh Thị Thu Trang đi kiện nếu bà ấy có đủ cơ sở và tài liệu chứng minh nhiếp ảnh gia bán ảnh của bà và thiệt hài về hình ảnh cá nhân bà trong công việc, cuộc sống, bởi những chỗ sử dụng hình ảnh của bà, có nhiều đơn vị là doanh nghiệp lớn và sử dụng vào mục đích thương mại rõ ràng.  

Luật sư TRẦN ANH DŨNG (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội)THIẾU CƠ SỞ CHỨNG MINH

Chuyện một người kiện bảo vệ hình ảnh của mình ở Việt Nam có thể là mới lạ nhưng trên thế giới thì không xa lạ và quy định hiện tại của Việt Nam cũng đã đề cập vấn đề này. Theo thông tin của báo NNVN đăng ngày hôm qua thì việc cô Trang chụp hình phục vụ mục đích xã hội, không có hợp đồng và không có thù lao, nên tôi phỏng đoán cô Trang kiện ngoài hợp đồng trên cơ sở điều 31 Bộ luật Dân sự chứ không liên quan đến quyền tác giả.
Theo Điều 31 khoản 2 Bộ luật Dân sự ghi rõ: Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý… trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
Nếu cô Trang có chứng cứ cho thấy rằng nhiếp ảnh gia đã sử dụng hình ảnh của mình cho những mục đích thương mại mà không xin phép thì theo Điều 25 Bộ luật Dân sự, cô Trang có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, theo thông tin báo chí đăng tải thì cô Trang không có bằng chứng gì về việc nhiếp ảnh gia đã tự ý sử dụng hình ảnh cho những mục đích khác (không giống mục đích ban đầu đã được cô đồng ý) để thu lợi và khoản 200 triệu tiền bồi thường thiệt hại, do đó cũng không có cơ sở chứng minh.  

Nhiếp ảnh gia NGÔ XUÂN PHÚ (Giảng viên Học viện Thời trang London, Hà Nội): KIỆN LÀ KIỆN VU VƠ

Tôi chụp hình nhiều, nhiều hãng thông tấn nước ngoài cũng có mua lại một vài hình ảnh của tôi. Với tôi, trước những vấn đề liên quan đến bản quyền hình ảnh, đều phải có hợp đồng rõ ràng, ghi rõ mục đích sử dụng, thù lao…
Với những gì NNVN đăng tải, tôi nhận thấy thế này, rất khó cho bà Trang kiện bởi giấy tờ, tài liệu, hợp đồng và kể cả câu chuyện bà kiện, cũng khá mơ hồ.

Giới nhiếp ảnh chúng tôi, nhiều khi chụp một bức hình đẹp thì đưa lên mạng, cùng lắm thì cho cái tên tác giả vào góc hình, việc bị phát tán thì tùy tâm thế của từng tác giả, nhiều khi cả người mẫu lẫn nhiếp ảnh gia mong muốn bức ảnh của mình được nhiều người biết đến thì lại mong… cho bức ảnh đó được phát tán.

Còn bà Trang, hẳn bà có lí do riêng để phát đơn kiện nhưng tôi thấy, đây là vụ kiện vu vơ bởi pháp luật thì cần phải rõ ràng, giấy trắng mực đen và trước mắt, bà phải chứng minh được nhiếp ảnh đó đã sử dụng hình ảnh của bà vào mục đích thương mại. Trong trường hợp này, nếu bà Trang hỏi được những đơn vị sử dụng hình ảnh của bà rằng, hình ảnh đó được mua từ nhiếp ảnh thì bà nhờ đến pháp luật, còn không bà có quyền yêu cầu những đơn vị đó không được sử dụng hình ảnh của bà nữa.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm