| Hotline: 0983.970.780

Quất quả bán rẻ như bèo, nhà vườn chẳng thèm thu hoạch

Thứ Năm 25/05/2017 , 08:30 (GMT+7)

Hàng trăm ha quất của huyện Thanh Hà (Hải Dương) đang “tắc” đầu ra, giá bán bèo bọt, người dân chán nản không muốn thu hoạch, nhiều hộ phải vặt bỏ quả chín vứt đi…

Rẻ như bèo

Chạy dọc theo con đường từ UBND huyện Thanh Hà xuống xã Cẩm Chế, chúng tôi thấy hai bên đường người dân trải bạt, đổ quất rao bán. Tôi dừng xe, tạt vào hỏi giá quất được bán ra sao, người phụ nữ bán quất ngao ngán: "Quất rẻ lắm, chú mua giúp tôi mấy cân".

10-00-43_nh-1
Giá quất bèo bọt, người dân buồn rười rượi

Theo người phụ nữ này, từ đầu vụ cho đến thời điểm hiện tại, quất chín chỉ dao động từ 800 - 1.000 đồng/kg, quất xanh từ 5.000 - 7.000 đồng/kg. Người dân mất ăn mất ngủ, đứng ngồi không yên vì trái “đắng”.

Tại xã Cẩm Chế, người dân đã thu hoạch được trên 80% diện tích quất (toàn xã có khoảng 100ha quất). Khác với mọi năm, năm nay người trồng quất ở đây buồn rười rượi, mặt ỉu xìu, méo xệch như bánh đa gặp nước vì giá quả quá thấp.

Anh Cường (thôn Nhân Lư) than thở: "Từ lâu lắm rồi, dân chúng tôi mới nhận “trái đắng”. Nhà tôi trồng 1 mẫu quất, đến mùa quả chín không thu hoạch thì rụng bẩn vườn mà thu hoạch thì lại phải thuê người hái quả, trừ chi phí thì lãi chẳng được bao nhiêu. Từ đầu vụ, quất chín ồ ạt, giá bán rẻ mạt, nhiều nhà không muốn thu hoạch, cho không người lấy, bán không ai mua. Một tạ quất mới thu về được 100.000 đồng, không bằng 1 ngày đi phụ vữa, công trả hết ông trời rồi”.

Cùng chung cảnh ngộ, người dân trồng quất ở xã Thanh Sơn cũng điêu đứng, nông dân như ngồi trên đống lửa. Một người dân ở xã Thanh Sơn cho biết, năm nay đầu tư bao nhiêu vốn liếng vào cây quất, nhưng lại lỗ vốn. Nhà ông vừa bán vừa cho để khỏi vứt đi, kéo được tý vốn nào hay tý đó.

“Mọi năm thu mua ồ ạt, giá cả lại tăng cao chứ không vắng vẻ đìu hiu như năm nay, mong rằng giá nhích dần lên để nông dân chúng tôi không bị thua lỗ nặng”, người này hi vọng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Văn Hưng, Phó Chủ tịch xã Thanh Sơn cho hay, toàn xã trồng khoảng 200ha quất. Ngay từ đầu vụ, giá cả thị trường quất liên tục giảm mạnh, thấp nhất trong vài năm trở lại đây.
 

Do đâu?

Bà Nguyễn Thị Huệ, Phó phòng NN-PTNT huyện Thanh Hà cho hay, toàn huyện có 355ha quất, diện tích trồng tập trung ở xã Cẩm Chế, Thanh Sơn (2 xã này nằm trong vùng quy hoạch trồng quất) và rải rác ở một số xã khác.

“Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ qua các nhiệm kỳ, huyện quy hoạch thành các vùng tập trung và khuyến cáo những hộ dân ở các địa phương trồng quất thành những vùng tập trung. Còn những xã nào không nằm trong quy hoạch thì người dân không được thực hiện”, bà Huệ cho hay.

10-00-43_nh-2
Nhiều hộ phải vứt đổ quất vì không bán được
“Phòng NN-PTNT huyện khuyến cáo người dân tích cực chăm sóc cây quất để hạn chế sâu bệnh làm chết cây, các hộ chủ động nếu cây quất không đem lại hiệu quả có thể chuyển đổi sang cây trồng mang lại kinh tế cao hơn như vải, ổi, bưởi đào”, bà Huệ chia sẻ.

Cũng theo bà Huệ, hiện nay người dân ở một số xã không nằm trong vùng quy hoạch đã tự ý phá bỏ cây trồng khác chuyển sang trồng cây quất nên dẫn đến hiện tượng quất ế ẩm, không bán được.

Hiện tại, quất chín chỉ bán với giá 800 - 1.000 đồng/kg, quất xanh từ 5.000 - 7.000 đồng/kg. Trong vài ngày tới, giá quất xanh có thể nhích dần lên được mấy giá.

Cũng theo bà Huệ, một số nguyên nhân dẫn đến giá quất giảm mạnh và “tắc” đầu ra là:

1. Thông thường, đầu tháng 4 dương lịch quất trái vụ mới được thu hoạch, nhưng do năm nay thời tiết ấm, ít mưa nên quất chín sớm hơn mọi năm, bắt buộc nông dân phải thu hoạch. Mà lúc đó, thu hoạch sau tết nên thị trường chưa có nhu cầu, dẫn tới bán không có người mua.

2. Mọi năm, quất Thanh Hà tiêu thụ cho tỉnh Quảng Ninh và Trung Quốc nhưng năm nay quất không xuất được sang Trung Quốc nên thị trường quất tiêu thụ kém hơn.

3. Vụ đông năm 2016 khô hạn nên tỷ lệ đậu quả quá sai, dẫn đến sản lượng quất tăng lên và bán không được nên giá lại càng tụt xuống.

“Quất đến thời kỳ thu hoạch không bẻ thì quả chín mà bẻ ra lại không có ai mua nên bắt buộc giá bao nhiêu nông dân cũng phải bán, thậm chí không bán được, nông dân vặt quả để đổ đi”, bà Huệ cho hay.

PV đặt vấn đề: Có phải do quất không bán được nên người dân chặt phá bỏ cây quất? Bà Huệ khẳng định, trên địa bàn huyện không có chuyện chặt bỏ cây quất vì quất ế, mà do cây quất bị sâu bệnh (nấm hại rễ) dẫn đến cây quất vàng, héo và chết dần nên người dân mới chặt bỏ đi để trồng cây khác. Nhiều nhà phải chặt gần hết vườn.

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm