| Hotline: 0983.970.780

Quick star - giống su hào cực sớm

Thứ Hai 04/07/2011 , 10:44 (GMT+7)

Một trong những giống su hào mới hiện đang được nông dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng đưa vào trồng vụ trái cho thu nhập cao gấp 2-3 lần so với trồng chính vụ hiện có là giống cực sớm Quick Star. Đây là giống su hào lai F1 do Cty TNHH Thành Nông cung cấp từ nguồn giống nhập khẩu của hãng Sakata (Nhật Bản), được trồng thử nghiệm thành công trong vài năm gần đây.

Đặc điểm của giống: Giống su hào mới Quick Star được chọn tạo theo hướng chịu nhiệt, cực ngắn ngày đáp ứng nhu cầu sản xuất của các vùng khí hậu á nhiệt đới và nhiệt đới như nước ta. Thời gian sinh trưởng ngắn, có thể thu chọn 30-35 ngày sau trồng, thu đại trà từ 40 đến 45 ngày sau trồng. Trong trường hợp cần kéo dài thời gian thu hoạch thêm 10-15 ngày nữa chất lượng củ không bị giảm sút do vỏ và lõi không bị gỗ hóa, ăn vẫn ngon. Củ nhỏ nhưng đều (khối lượng bình quân từ 150 đến 300g/củ tùy theo thời gian thu hoạch), tròn dẹt, hình bánh xe, vỏ mỏng, màu xanh trắng, thịt mềm mà giòn, ngọt, không xơ; thích hợp cho trồng trái vụ trong khi các giống su hào nhập nội từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và các giống bản địa của ta hầu như rất khó trồng.

Anh Nguyễn Văn Hùng, xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết: Tháng 1-2011 gia đình anh trồng thử 2 sào su hào Quick Star với mật độ dày (2.800-3.000 cây/sào) bắt đầu thu chọn để bán từ đầu tháng 2 cho tới Tết Nguyên đán với giá từ 2.000 đến 3.000 đồng/củ, tính ra cho thu bình quân 5-6 triệu đồng/sào, cao gấp 2-3 lần so với trồng su hào chính vụ.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất