| Hotline: 0983.970.780

Quốc hội “chốt” ngân sách 605.000 tỷ

Thứ Năm 11/11/2010 , 08:45 (GMT+7)

Nếu tính cả 10.000 tỷ đồng thu chuyển nguồn năm 2010 sang 2011 thì tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 605.000 tỷ đồng.

* Lương tối thiểu lên 830.000đ/tháng từ 1/5/2011.

* Tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

Chủ nhiệm Ủy ban TC-NS Phùng Quốc Hiển: Giảm mức bội chi NSNN không quá 5,3% GDP là hợp lý

Hôm qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2011. Theo đó tổng số thu cân đối NSNN là 595.000 tỷ đồng, tương đương 26,2% tổng sản phẩm trong nước (GDP).

Nếu tính cả 10.000 tỷ đồng thu chuyển nguồn năm 2010 sang 2011 thì tổng số thu cân đối NSNN là 605.000 tỷ đồng. Tổng chi cân đối NSNN là 725.600 tỷ đồng. Về bội chi ngân sách, Chính phủ đề nghị bội chi NSNN năm 2011 là 5,5% GDP.

Tuy nhiên nhiều ĐB cho rằng dư nợ Chính phủ cũng như dư nợ quốc gia đang ở mức cao, đề nghị giảm mức bội chi xuống dưới 5% GDP. Theo giải trình của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển thì: “Qua làm việc với các cơ quan của Chính phủ, Ủy ban TVQH quyết định điều chỉnh giảm mức bội chi NSNN năm 2011 không quá 120.600 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP trên cơ sở tăng thêm thu NSNN 4.500 tỷ đồng”.

Trường hợp thu NSNN tăng so với dự toán, số vượt thu ngân sách TƯ sử dụng ít nhất 30% để giảm bội chi NSNN năm 2011. Chính phủ báo cáo Ủy ban TVQH xem xét, cho ý kiến về phương án phân bổ cụ thể số vượt thu ngân sách TƯ so với số đã báo cáo QH theo quy định của pháp luật. Kết quả biểu quyết riêng chỉ tiêu này có 380/397 ĐB có mặt tán thành, chiếm 95,72%, 14 ĐB không tán thành, 3 vị không thể hiện chính kiến.

Về con số bội chi NSNN năm 2010, Chính phủ dự kiến sẽ sử dụng khoảng 10.000 tỷ đồng để tăng chi trả nợ nhằm giảm số nợ Chính phủ và dành 3.600 tỷ đồng để giảm bội chi xuống mức 5,95% GDP (theo Nghị quyết của Quốc hội là 6,2%GDP). Tiếp thu ý kiến ĐBQH, Ủy ban TVQH đề nghị QH chấp thuận sử dụng một phần số vượt thu ngân sách TƯ để giảm xuống mức 5,8% GDP, góp phần bảo đảm an ninh tài chính quốc gia vững chắc. Hầu hết ĐB đồng ý năm 2011 phát hành 45.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư các dự án, công trình trong danh mục do Ủy ban TVQH quyết định.

Nghị quyết cũng nêu rõ, từ ngày 1/5/2011 điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 730.000đ/tháng lên 830.000đ/tháng; lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công bằng tốc độ tăng lương tối thiểu; thực hiện chế độ phụ cấp công vụ 10%; phụ cấp thâm niên ngành giáo dục.

Nghị quyết nêu rõ: QH quản lý chặt chẽ chi NSNN, triệt để tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách cũng như các nguồn tài chính công khác; khắc phục tình trạng chi chuyển nguồn lớn, chi vượt dự toán không đúng thẩm quyền, sai quy định của Luật NSNN và các Nghị quyết của QH.

Rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư; đầu tư đồng bộ; tập trung bố trí vốn cho các dự án, công trình trọng điểm, cấp bách, hoàn thành trong năm 2011-2012, nhất là ở các địa phương nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tăng vốn đầu tư ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn và các vùng khó khăn khác...

Tuy nhiên, góp ý về dự thảo Nghị quyết, một số ĐB cho rằng tăng lương lên mức 830.000đ/tháng thì công chức không đủ tái sức lao động, không bù đắp được sự tăng giá. Nên nghiên cứu, cải cách triệt để tiền lương, nếu để như hiện nay thì phải tăng ít nhất 930.000đ/tháng. Một số ý kiến đề nghị thời gian tăng lương dài hơn tránh tình trạng tăng lương thì giá cả tăng nhanh; lương danh nghĩa và thực tế đều giảm.

Tại báo cáo giải trình tiếp thu, Ủy ban TVQH cũng đề nghị QH chấp thuận trong năm 2011 thực hiện 15 chương trình mục tiêu Quốc gia như Chính phủ trình; đồng thời đề nghị Chính phủ rà soát kỹ từng chương trình để xác định cho cả giai đoạn 2011-2015, báo cáo cụ thể với QH tại kỳ họp gần nhất trong năm 2011 gắn với báo cáo kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2011-2015).

Nhấn mạnh một số giải pháp trọng tâm để thực hiện dự toán NSNN năm 2011, QH yêu cầu thực hiện chính sách tài khoá thận trọng, kiểm soát chặt chẽ thu chi NSNN. Xây dựng chiến lược quản lý nợ công đến năm 2020, tầm nhìn 2030, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ và các chính sách khác để góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu KT-XH năm 2011.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm