| Hotline: 0983.970.780

Quốc hội xem xét giảm 15 - 20% số lượng đại biểu nhân dân

Thứ Sáu 25/10/2019 , 14:26 (GMT+7)

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương vào sáng 25/10, một số đại biểu Quốc hội tán thành việc tinh giản biên chế trong cơ quan dân cử.

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 14.

Đại biểu Cao Đình Thường (tỉnh Phú Thọ) nhất trí việc giảm số lượng đại biểu nhân dân từ 10 – 15% như dự thảo Luật. Tuy nhiên, cần nghiên cứu để giảm số lượng đại biểu kiêm nhiệm hiện đang làm việc tại các sở, ban, ngành.

Song song với đó, cần tăng số lượng đại biểu đại diện cho các đoàn thể, doanh nghiệp hoặc đại biểu chuyên trách để tăng tính phản biện trong hoạt động của HĐND các cấp.

Ông Thường cũng đề nghị nghiên cứu quy định trường hợp đại biểu HĐND vi phạm hoặc đang trong giai đoạn điều tra xác minh hành vi vi phạm, thì nên có quy định tạm đình chỉ hoặc dừng nhiệm vụ đại biểu.

“Trong luật hiện hành chưa có quy định này, do đó các địa phương khi có những trường hợp nêu trên còn khó khăn, lúng túng”, Đại biểu Thường nói.

Nhiều ĐBQH thống nhất chủ trương tinh giản biên chế trong các cơ quan dân cử.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (tỉnh Tiền Giang) đề xuất Quốc hội xem xét, giảm Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện xuống 1 người, vì chức năng của Phó chủ tịch HĐND chỉ mang tính chất hành chính (triệu tập các cuộc họp hội đồng nhân dân, đôn đốc kiểm tra UBND và các cơ quan nhà nước khác tại địa phương, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương,.... những công việc này đều có sự hỗ trợ của các ban HĐND).

Để thực hiện tinh giản biên chế và nâng cao hiệu quả quản lý biên chế, Đại biểu Phạm Thị Thu Trang (tỉnh Quảng Ngãi) cho rằng, Chính phủ nên quy định một số lượng biên chế tối đa của các cơ quan, đơn vị căn cứ theo vị trí việc làm. Thông qua đó, thực hiện lộ trình tinh giản biên chế, tránh tình trạng cộng dồn cơ học các đơn vị không đủ biên chế, hay cơ chế xin cho biên chế.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. Hồ Chí Minh).

Cho rằng dự án xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương chưa đáp ứng được mong đợi, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “Tôi lấy làm tiếc”. Bởi Luật này chưa quy định cụ thể việc phân cấp, phân quyền của HĐND các cấp để tránh chồng chéo, trùng lắp trong thực hiện nhiệm vụ.

Bà Tâm cũng nhấn mạnh, Đảng ta chủ trương tinh giản biên chế nhưng đi kèm với nâng cao hiệu lực và hiệu quả, không có nghĩa là giảm biên chế theo kiểu cào bằng mà phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan.

Nơi nào biên chế tổ chức bộ máy không tương ứng với chức năng nhiệm vụ đó thì phải điều chỉnh. Có thể nơi này điều chỉnh giảm, nhưng nơi khác vẫn phải điều chỉnh tăng để cho phù hợp.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất