| Hotline: 0983.970.780

Quốc hội xem xét phê chuẩn Công ước chống tra tấn của LHQ

Thứ Sáu 24/10/2014 , 08:51 (GMT+7)

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, một số ĐBQH cho rằng việc phê chuẩn công ước là cần thiết, phù hợp với xu hướng chung...

Thể hiện cam kết của Việt Nam trong thực thi nhân quyền

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/10, Quốc hội đã nghe Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trình bày Tờ trình việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc (LHQ) về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người (Công ước chống tra tấn); đồng thời cũng nghe Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội về vấn đề này.

16-15-12_chu-tich-nuoc-truong-tn-sng-doc-to-trinh-ti-quoc-hoi-sng-2310-nh-ttxvn
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đọc tờ trình tại QH sáng 23/10 (Ảnh: TTXVN)

Công ước chống tra tấn của LHQ được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1984, có hiệu lực thi hành ngày 26/6/1987 và hiện có 155 quốc gia thành viên, 10 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn công ước, trong đó có Việt Nam.

Việc phê chuẩn công ước là bước hoàn thành thủ tục để Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của công ước chống tra tấn theo quy định tại điều 25 của công ước và theo quy định của Hiến pháp năm 2013.

Điều đó, khẳng định mọi người có quyền không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Quan trọng hơn, nó giúp đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người cơ bản ở Việt Nam.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng, việc phê chuẩn công ước là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần hiệu quả trong công tác đấu tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc về việc tra tấn, ngược đãi phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam của các thế lực thù địch nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam.

Đồng thời, việc phê chuẩn công ước càng có ý nghĩa khi Việt Nam đã trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, thể hiện quyết tâm và cam kết của Việt Nam trong việc ghi nhận và đảm bảo thực thi các quy định và chuẩn mực của LHQ về nhân quyền.

Tuy vậy, việc trở thành thành viên chính thức của công ước cũng đặt ra yêu cầu về việc nội luật hóa một số quy định của công ước cũng như tăng cường năng lực của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi đầy đủ các quy định của công ước.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, một số ĐBQH cho rằng việc phê chuẩn công ước là cần thiết, phù hợp với xu hướng chung và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan cũng như những người liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm phải tôn trọng những quyền của người phạm tội không bị pháp luật tước bỏ như tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm.

Công ước của LHQ về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người mà Quốc hội đang xem xét về cơ bản đã tương thích với pháp luật Việt Nam.

Xem thêm
Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái: Cảnh tan hoang những ngôi nhà bị mưa đá, giông lốc tàn phá

Ngày 28/3, tại tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá, giông lốc gây thiệt hại nhiều nhà ở và cây cối hoa màu các huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên và Văn Chấn.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất