| Hotline: 0983.970.780

Quốc Oai thu hẹp nền sản xuất kiểu 'chiếu manh'

Thứ Bảy 19/10/2019 , 07:02 (GMT+7)

Thay vì bị động, chạy theo nền sản xuất manh mún kiểu “chiếu manh” của nông dân vừa hiệu quả thấp, vừa khó kiểm soát được chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã chủ động phê duyệt cho 16 xã vùng quy hoạch chuyển đổi cây trồng, vật nuôi với tổng diện tích 2.702 ha.

11-55-28_untitled-8
Truy xuất nguồn gốc nhờ mã QR code.

Nhờ đó đã phát triển 7 vùng sản xuất chuyên canh tập trung gồm: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao 300 ha tập trung tại xã Ngọc Liệp và Liệp Tuyết áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, mạ khay máy cấy đến thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.

Vùng chuyên canh nhãn chín muội xã Đại Thành, nơi đã chuyển đổi toàn bộ diện tích 165 ha đất nông nghiệp sang trồng cây ăn quả kết hợp nuôi trồng thủy sản, gia cầm. Quả nhãn Đại Thành đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể, có mã truy xuất nguồn gốc, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường châu Âu và Mỹ. Với sản lượng nhãn đạt 2.500 tấn/năm, loại quả đặc sản này đã đem lại thu nhập 450 triệu đồng cho 1ha canh tác.

Vùng sản xuất chè tập trung 30 ha theo tiêu chuẩn VietGAP tại thôn Long Phú xã Hòa Thạch đã được cấp nhãn hiệu tập thể. Các khâu trong quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đang được triển khai áp dụng các công nghệ tự động và bán tự động, nhận dạng bằng mã truy xuất nguồn gốc QR code.

Vùng sản xuất 30 ha rau an toàn tập trung xã Yên Sơn do HTX Nông nghiệp Quảng Yên quản lý và tổ chức sản xuất phối hợp với 6 doanh nghiệp để xây dựng mô hình liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm vào bếp ăn tập thể của doanh nghiệp, cơ quan.

Vùng chuyên canh cây ăn quả xã Yên Sơn diện tích 120 ha trong đó bưởi 35 ha, nhãn 8 ha, ổi 25 ha, phật thủ và các loại cây ăn quả khác 52 ha, thu nhập bình quân đạt 460 triệu/ha.

Vùng chuyên canh chăn nuôi tập trung xã Cấn Hữu diện tích 55ha trong đó có 100 trang trại tổng hợp, 109 trại chăn nuôi gà, 90% hộ đầu tư chăn nuôi công nghiệp khép kín, theo tiêu chuẩn VietGAHP và cấp truy xuất nguồn gốc xuất xứ với tổng đàn gà đẻ khoảng 600.000 con, sản lượng trứng đạt 320.000 quả/ngày. Mức đầu tư ở đây khá lớn, mỗi hộ từ 1,2 - 8,5 tỷ đồng, doanh thu từ 2 - 16 tỷ đồng/năm, thu nhập từ 500 triệu đồng đến 3,5 tỷ đồng/năm. Không hoạt động đơn lẻ mà các hộ đã biết liên kết thành Hội Chăn nuôi của xã, xây dựng được 6 nhóm chăn nuôi an toàn với 120 hộ, thành lập HTX Đồng Tâm chuyên sản xuất thịt lợn sinh học…

Đến nay đã có 26 đơn vị sản xuất của huyện Quốc Oai được cấp mã QR code với các sản phẩm chè khô, thịt lợn sinh học, trứng gà, rau, củ quả, mật ong, miến, nhãn chín muộn, thịt gà thương phẩm, tinh bột nghệ...

Các mô hình chuỗi liên kết đã tạo ra chuyển biến tích cực, giúp người dân phát triển sản xuất bền vững và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2018 của huyện đạt 1.461,1 tỷ đồng, mỗi 1 ha canh tác đạt 140 triệu đồng.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vẫn còn một số hạn chế như sản xuất theo hướng hàng hóa chưa có chuyển biến mạnh; Hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của nông dân; Chưa có nhiều mô hình tiên tiến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;

Hoạt động của các HTX nông nghiệp tuy đã có đổi mới song hiệu quả chưa cao nên chưa thực sự đóng vai trò là “bà đỡ” cho nông dân trong việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế;

Nguồn lực đầu tư của nhà nước, doanh nghiệp vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn thấp và chưa đáp ứng yêu cầu; Chi phí đầu tư vào nông nghiệp cao, dịch bệnh trong chăn nuôi diễn biến phức tạp, ảnh hưởng thu nhập của người dân...

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm